Lưu trữ Blog

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Những dấu hiệu khi thiếu sắt gây đau đầu

- Không có nhận xét nào
Sắt đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản sinh ra hemoglobin – là loại protein giúp hồng cầu vận chuyển oxy tới các tế bào trong cơ thể. Cho nên khi bị thiếu sắt thì sẽ dẫn đến thiếu máu, điều này gây nguy hại đến quá trình chuyển oxy đến các cơ quan trong thân thể, trong đó não bộ bị ảnh hưởng và gây tác hại lớn nhất. 1 Trong những biểu hiện của nó là bị thiếu sắt gây đau đầu.
Các biểu hiện thường gặp khi bị thiếu sắt?
thiếu sắt gây đau đầu
  • Mệt mỏi, kiệt sức là dấu hiệu thường gặp nhất của việc cơ thể bạn bị thiếu sắt, nhưng nó cũng dễ nhầm lẫn với những bệnh khác nên khó phát hiện.
  • Xanh xao: như đã nhắc ở trên hemoglobin được sản sinh trong khoảng sắt, nó sở hữu tác dụng giúp máu đỏ và đem đến sắc thái hồng hào cho da. Lúc bị thiếu sắt thì lượng protein này sẽ tiếp thu hết sắc hồng khỏi làn da và làm cho da nhợt nhạt, xanh mét, trong môi, răng, trong mi mắt có màu đỏ nhạt hơn bình thường.
  • Thay đổi tâm lý: thiếu sắt có thể làm bạn bị thay đổi tâm lý. Bạn trở nên dễ gắt gỏng hơn, khó chịu, thường xuyên bị chóng mặt, choáng váng. Trạng thái thiếu sắt kéo dài bạn có thể có nguy cơ bị bệnh trầm cảm.
  • Đau đầu: do bị thiếu sắt gây đau đầu cũng là 1 hiện tượng dễ hiểu. Bởi máu sở hữu tác dụng dẫn truyền oxy và những dưỡng chất lên cho các dây tâm thần trung ương hoạt động, mà lúc thiếu máu thì oxy vận chuyển lên não cũng bị thiếu. Dù rằng các mô khác trong cơ thể có ưu tiên tải máu và oxy lên cho não nhưng cũng chẳng thể phân phối đủ oxy ở mức tối ưu, do vậy các động mạch của não bị sưng lên và gây đau đầu.
  • Tác động tới hệ tim mạch: thiếu sắt tức thị gây ra tình trạng thiếu máu, điều này đồng nghĩa với việc oxy không thể chuyển tới hệ tim mạch, khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở, thở gấp. Dù cho có nỗ lực hít thở sâu đến mức nào thì cũng chẳng thể cảm thấy đủ ko khí.
Hậu quả khi bị thiếu sắt gây đau đầu là gì?
thiếu sắt gây đau đầu
Thiếu sắt hay nói cách khác là bị thiếu máu, làm cho não bộ bị thiếu hụt oxy, thấp hơn mức thông thường nên thường gây ra những rối loạn hoạt động của não bộ. Tình trạng bị thiếu sắt gây đau đầu kéo dài, ko được bổ sung kịp thời sẽ gây ra những hậu quả như:
  • Loạn ngôn ngữ, không nhắc được: do bị thiếu sắt, làm oxy ko chuyên chở lên dây tâm thần trung ương được và gây ra hiện trạng bị loạn chức năng những dây tâm thần, khiến người bệnh kể lăng mất kiểm soát, nhắc ngọng, thậm chí không kể được.
  • Bị tê liệt: tùy vào chừng độ thiếu sắt mà người bệnh bị tê liệt nặng hay nhẹ. Với thể là chỉ bị liệt 1 bên tay, 1 bên chân, nửa người, liệt cả người.
  • Đau nhức đầu thường xuyên và dữ dội: những người bị thiếu sắt gây đau đầu, ban sơ thường xuất hiện khu trú ở một vùng đầu sau lan rộng ra các vùng khác. Cơn đau lan từ đầu xuống cổ vai gáy, bả vai. Cơn đau mang thể dữ dội hơn giả dụ người bệnh không bổ sung sắt kịp thời cho cơ thể. Thậm chí với thể gây nguy hiểm đến tính mệnh do não bộ bị thiếu oxy lâu ngày.
Như vậy cần phải bổ sung sắt kịp thời lúc có biểu hiện bị thiếu hụt. Nếu như bị đau đầu do thiếu sắt gây ra thì người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau mà cần phải đi khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Hiện tượng đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt

- Không có nhận xét nào
Đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt là hiện tượng thường thấy ở chị em phụ nữ khi tới kỳ kinh. Vậy nguyên nhân khiến chị em bị đau đầu khi có kinh nguyệt là do đâu, mời bạn đọc tham khảo các thông tin dưới đây:
Nguyên nhân đau đầu buồn khi có kinh nguyệt
đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt
Như đã đề cập, hiện tượng đau đầu khi có kinh nguyệt là bình thường và thường thấy ở chị em phụ nữ, cơn đau có thể xuất hiện dữ dội, hoặc đôi khi chỉ là cảm giác đau nửa đầu (dạng phổ biến), cơn đau này còn được gọi là "đau đầu hành kinh" (menstrual migraine).
Bên cạnh đó, đau đầu buồn nôn khi có kinh nguyệt ở phụ nữ chiếm đến 70% các ca đau nửa đầu nói chung.
Các cơn đau nhức nửa đầu thường xuất hiện trước ngày đèn đỏ một đôi ngày, sau đó kéo dài trong các ngày hành kinh và giảm dần cho tới hết kỳ kinh. Kèm theo hiện tượng đau đầu này thường là cảm giác chóng mặt, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, nôn nao, buồn nôn, tức ngực, ý thức thiếu ổn định gây cảm giác dễ nổi giận, buồn phiền...
Nguyên nhân chính và chủ yếu gây nên chứng đau nửa đầu này là do sự biến động lượng estrogen của cơ thể trong các ngày hành kinh, bởi vậy tới khi chấm dứt kỳ kinh, cơ thể chị em lại trở về trạng thái bình thường, cảm giác đau đầu cũng đỡ dần đi.
Ngoài nguyên nhân do biến đổi estrogen, còn tồn tại các nguyên nhân khác làm cho nữ giới bị nhức đầu lúc với kinh. Đó là sự bít tất tay của hệ tâm thần trước chu kỳ kinh gây ra do những rối loạn một mực về hệ thống đàm đạo chất, sản sinh hormone…
Đặc biệt, gốc tự do và các hóa chất trung gian sinh ra trong công đoạn chuyển hóa ở não làm gia tăng hoạt động bạch huyết cầu, khởi phát quá trình viêm, sản sinh chất gây giãn mạch khiến tổn thương nội mạc mạch máu. Các cơ chế phức tạp này dẫn đến rối loạn vận mạch, khiến cho mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường gây nên cơn đau nửa đầu. Những triệu chứng này tuy ko tác động lớn đến tình hình sức khỏe nhưng lại gây ra những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng cuộc sống của chị em.
một lý do nữa làm cho bạn thấy nhức đầu, chóng mặt, bủn rủn hoặc lạnh tay chân trong các ngày này là do bạn đang bị mất một lượng máu đáng kể trong kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, đây không phải là 1 bệnh lý giả dụ cơn đau diễn ra trong sức chịu chứa và có tính chu kỳ.

Mẹo chữa trị đau nhức đầu không cần dùng thuốc

- Không có nhận xét nào

Việc sử dụng thuốc giảm đau để giảm đau nhức đầu rất có hại đến sức khỏe của bạn. Thay vì dùng thuốc, người bệnh nên sử dụng những cách đơn giản và an toàn hơn sau đây.

Đau nhức đầu là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh bởi thế nó rất khó xđ được nguyên nhân gây bệnh. Theo những chuyên gia, cần vô cùng cẩn thận với các cơn nhức đầu kéo dài vì nó có thể là nguyên nhân của các bệnh nguy hiểm như: Bệnh về não (xuất huyết não, áp huyết thấp, áp huyết cao, thiếu máu não); bệnh về tim mạch (nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch…).
Bên cạnh đó, với các cơn đau đầu bị ảnh hưởng bởi thời tiết, thiếu ngủ, căng thẳng, stress… thường chỉ kéo dài một thời gian ngắn rồi tự hết mà ko phụ thuộc vào thuốc.
Để cơn nhức đầu mau chóng biến mất, đầu tiên bạn cần học cách xoa bóp bấm huyệt kết hợp với một số loại dầu gió, dầu bạc hà thích hợp. Những huyệt này là nơi tập hợp những đầu mút thần kinh. Để kích thích tăng khả năng tuần hoàn máu lên não, bạn có thể day huyệt theo vòng cung từ hai bên thái dương vòng lên trán rồi chấm dứt tại điểm giao 2 chân mày.
Tuy nhiên, bạn hãy tự xác định nguyên nhân của cơn đau và chăm sóc mình theo phương pháp sau đây:
Đau đầu do thay đổi thời tiết
Thay đổi thời tiết là nguyên nhân gây đau nhức đầu thường gặp nhất. Mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ tác động lên cơ thể chúng ta, nhất là hệ thần kinh và tuần hoàn, làm cho những tín hiệu về não bộ bị rối loạn, mạch máu co giãn đột ngột dẫn tới đau mỏi toàn thân và đầu thì nhức buốt. Các người huyết áp thấp, huyết áp cao, viêm xoang kinh niên, viêm khớp mãn tính sẽ cảm nhận sự đổi thay này rõ rệt nhất.
Để phòng chống chứng nhức đầu do thời tiết thay đổi, chúng ta cần tập luyện thể dục thể thao, ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý để tăng sức đề kháng chống lại sự biến đổi của thời tiết.
Đau đầu do áp lực căng thẳng
Stress, căng thẳng, lo lắng, hoạt động trí não quá mức gây cho những cơ ở đầu, trán và cổ sẽ kích thích mạnh đến những cơ và dây thần kinh vùng đầu mặt, dẫn tới đau đầu.
Để giảm thiểu đa đầu vì bít tất tay, bạn cần thay đổi lối sống và học cách thức thư giãn cơ thể và ý thức để tránh những yếu tố kích thích. Sở hữu thể thư giãn bằng phương pháp ngâm mình trong bồn nước ấm, đi bách bộ dưới hàng cây xanh để ý thức thanh thoát.
ngoài ra, nên thường xuyên đi bộ, đạp xe, hay thiền, hít thở sâu, yoga và thoa bóp, cùng với khiến việc nghỉ ngơi điều độ để dự phòng chứng đau đầu này.
Đau đầu do thiếu ngủ, ngủ ko sâu
Mất ngủ, ngủ ko đủ giấc, ngủ ko sâu... Khiến lượng hormon serotonin trong cơ thể giảm tốt. Lúc serotonin giảm sẽ làm cho huyết mạch giãn ra; đồng thời kích thích mạnh lên những dây thần kinh có can dự tới chứng đau đầu, nhất là đau nửa đầu làm các dây tâm thần này phóng thích các hóa chất gây đau.
Để hạn chế hiện trạng này, bạn nên đi ngủ và thức dậy cùng 1 thời khắc mỗi ngày. Kế bên việc tập thể dục thường xuyên để mang giấc ngủ sâu hơn, các người mất ngủ, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn… cần cắt bỏ hoàn toàn các thực phẩm mang chất cafein trong khẩu phần ăn.
Đau đầu trong công đoạn kinh nguyệt
Theo những nghiên cứu công nghệ, phụ nữ là đối tượng mắc bệnh đau đầu chính yếu sở hữu tỉ lệ cao gấp 3 lần nam giới. Đối mang đàn bà ở độ tuổi sinh sản, việc tiêu dùng thuốc giảm thiểu thai quá phổ thông sẽ làm cho tăng nguy cơn xuất hiện cơn đau, do nội tiết tố thay đổi quá nhanh.
Để cải thiện trạng thái này, đầu tiên, đòi hỏi người bệnh cần đổi thay để sở hữu lề thói và lối sống tích cực. Cần mang chế độ ăn uống, tập dượt và chế độ sinh hoạt hợp lý để với sức khỏe thể giảm thiểu xa căn bệnh này.
Đau đầu do tiêu dùng phổ biến chất kích thích
Rợu bia và các chất kích thích là góp phần rất to trong việc khiến cho đầu óc mỏi mệt. Thức uống rất tích cực trong việc phòng hạn chế đau đầu là những loại nước khoáng, nước trà xanh và các loại nước hoa quả.
Bên cạnh đó, những loại thực phẩm như pho mát, xúc xích, đồ nguội và các loại giết mổ chế biến sẵn khácđều gây co thắt và giãn nở mạch máu đột ngột, gây ra chứng đau đầu.
Đôi khi cơ thể bị thiếu nước cũng khiến nhiều người bị đau đầu. Do đó một cách đơn giản để cải thiện tình hình là hãy uống đủ nước và uống thường xuyên để giảm thiểu mất nước. Bạn cũng nên hạn chế các đồ uống đựng caffein bởi chúng có thể gây đau đầu.

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Làm sao khắc phục tình trạng nhức đầu, ảo giác

- Không có nhận xét nào

Dạo này em thường mệt mỏi và hay quên, xin hỏi bác sĩ là bệnh gì?

Em thường bị ảo giác, suy nghĩ nhiều và hay nhức đầu lắm. Ai nói chuyện em cũng cảm thấy rất bực và thích chơi một mình. Em thường mau quên, bài học xong là không nhớ gì cả. Xin cho biết em có bị vấn đề gì về thần kinh không? (Doc gia).
nhuc-dau-5640-1435915347.Jpg
Ảnh: Health.
Trả lời:
Chào em,
Những lời chia sẻ trong thư cho thấy em nhận biết khá rõ về những khó khăn mà mình đang gặp phải. Một số biểu hiện về rối loạn lo âu, cụ thể là hiện tượng stress, những triệu chứng mệt mỏi, hay quên, suy nghĩ nhiều, bị ảo giác, nhức đầu có lẽ sẽ kèm theo mất ngủ đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của em. Như thế sẽ khiến em rất khó để tập trung vào việc học hành.
Nguyên nhân vấn đề này có thể do em đã chứng kiến một chuyện gì đó trong quá khứ gây sự căng thẳng, sợ hãi hoặc bản thân đang chịu áp lực về gia đình, tình cảm, công việc, các mối quan hệ xã hội mà không tìm được sự công nhận sức mạnh bản thân.
Do em mệt mỏi về thể chất và bất an về tinh thần nên sẽ khó cởi mở giao tiếp với mọi người. Nếu em càng khép mình và hạn chế giao tiếp thì sẽ làm các triệu chứng stress trở nên nghiêm trọng và có thể dẫn đến trầm cảm. Em nên tâm niệm ai cũng cần phải giao tiếp, và mỗi người đều có những tiềm năng đặc biệt để thể hiện, bản thân em chắc chắn cũng có rất nhiều ưu điểm.
Em nên xác định vấn đề mình thường lo âu là gì, sau đó đối diện để giải quyết hoặc nhờ sự trợ giúp của người thân, bạn bè, bác sĩ tâm lý. Bên cạnh đó nên tham gia tập thể thao như bộ môn yoga sẽ giúp em cân bằng cảm xúc và tinh thần.
Em hãy chia sẻ tình trạng của mình cho gia đình, người bạn thân thiết và mong muốn được hỗ trợ trong giao tiếp để được giúp đỡ. Bên cạnh đó tham gia các công tác xã hội, đoàn, hội và đi chơi cùng các bạn để thư giãn em nhé. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện, em nên đến khám ở cơ sở y tế có chuyên khoa Thần kinh để được bác sĩ tư vấn hướng khắc phục cụ thể.
Điều quan trọng là hãy cố gắng duy trì các sinh hoạt điều độ và khỏe mạnh em nhé.
Ban tư vấn Tổng đài 1900 6233
Viện Tâm lý và Giáo dục Pháp luật

Giảm ngay béo phì với cháo lá sen cực tốt

- Không có nhận xét nào

Để nấu loại cháo này, cần chuẩn bị lá sen tươi 1 tàu, gạo tẻ 100 g, đường trắng vừa đủ; có thêm đậu xanh 30 g càng tốt. Nếu không sẵn lá sen tươi, có điều kiện dùng lá sen khô nhưng trước khi dùng phải ngâm nước cho mềm.

Theo y học cổ lan truyền, lá sen vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ khát, sinh tân, cầm máu; thường xuyên được dùng để chữa những triệu chứng đi lỏng do thử thấp, chóng mặt, phù thũng, nôn ra máu, chảy máu cam, băng lậu huyết, đại tiện ra máu, nhanh mặt sau khi sinh con... Kinh nghiệm dùng lá sen hãm uống thay trà hoặc uống tro lá sen để phòng chống lại béo phì đã được ghi lại trong những y thư cổ như Bản thảo bị yếu, Bản thảo cương mục...
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, các chất trong lá sen có thể làm giảm bớt cholesterol máu một cách rõ rệt, chữa trị hội triệu chứng rối loạn lipid máu và giảm bớt béo.
Những cách nấu cháo lá sen
- Lá sen rửa sạch, thái vụn, sắc lấy nước (bỏ bã) rồi cho gạo vào nấu nhừ thành cháo, chế thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày.
- Cho gạo vào nồi nấu thành cháo trước, sau đó dùng lá sen (đã cắt bỏ cuống và viền quanh) đậy lên trên mặt cháo, tiếp tục đun cho đến khi mùi thơm của lá sen thấm đượm vào cháo là được.
- Dùng lá sen rửa sạch chần qua nước sôi, lót dưới đáy nồi rồi đổ cháo đang sôi lên trên, đậy kín vung trong 5 phút, sau đó bỏ lá sen ra, chế thêm đường là được.
- Nếu có thêm đậu xanh thì ninh đậu trước. Khi chín, cho gạo và lá sen vào nấu thành cháo loãng, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Cháo lá sen có công dụng thanh nhiệt, giải thử, kiện não, sinh tân dịch, hạ huyết áp và hạ mỡ máu. Đây là món ăn mát bổ, rất thích hợp trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Nó đặc biệt tốt đối với các người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu, viêm đường tiết niệu, rối loạn tiêu hóa do thấp nhiệt, phù thũng, người mắc một số triệu chứng xuất huyết (chảy máu cam, băng huyết, lậu huyết), hoa mắt nhanh mặt sau khi sinh con...
TS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống

Cách để hạn chế đau đầu khi trời nắng nóng

- Không có nhận xét nào
Cung cấp nước, thêm muối và khoáng chất, lựa chọn trang phục thoáng mát, giữ nhiệt độ luôn ở mức bình thường giúp cơ thể giảm bớt nhiệt dưới tác động của môi trường, tránh những căn bệnh mùa hè.
Uống từ 2,5 đến 3 lít nước hàng ngày
Nắng nóng làm cơ thể tiết nhiều mồ hôi và mất nước. Vì thế cơ thể cần uống nhiều nước hơn để bù đắp lượng nước thiếu hụt. Hãy uống ngay cả lúc ko cảm thấy khát. Trong mùa nắng nóng, lượng nước cần nạp vào phải 2,5 - 3 lít. Bên cạnh đó, bạn có khả năng uống thêm các loại nước mát có chức năng giải nhiệt như rau má, lá vối, sắn dây, nước mía, nước chanh… lưu ý, nước đá mát lạnh cũng giúp thân thể "đã khát" hơn nhưng không nên uống nhiều vì dễ gây viêm họng.
Bổ sung muối và khoáng chất cho cơ thể
Tiết mồ hôi nhiều cũng là nguyên nhân thiếu hụt lượng muối cho thân thể. Nếu không kịp bổ sung muối khoáng cho cơ thể điện giải, thân nhiệt sẽ tăng cao rất dễ dàng dẫn đến sốt và các bệnh khác nhau. Các loại muối khoáng tự nhiên có trong rau xanh và trái cây. Chế độ ăn mùa nóng nên có nhiều rau và hãy uống thêm mỗi ngày một ly nước ép trái cây có nhiều trong mùa này như: cam, chanh, ổi, dưa hấu… Thủ sẵn vài gói Oresol trong nhà và pha nước uống ngay nếu bạn cảm thấy trong người nóng bức. Nước biển khô sẽ giúp thân thể điện giải, hạ thân nhiệt nhanh chóng.
Chọn trang phục thoáng mát
Trang phục màu tối hoặc sậm màu hấp thu bức xạ nhiệt rất tốt, làm thân thể nóng thêm. Vì thế hãy chọn các màu sắc tươi sáng để giảm thiểu nhiệt cơ thể như: trắng, vàng chanh, màu pastel... Chất liệu vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi để cũng khiến bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Với những ai thường ra ngoài, nên chọn những bộ quần áo che ngăn chặn kín cơ thể hoặc mặc thêm phụ kiện chống nắng để tránh gây ung thư da.
Cân bằng nhiệt độ cơ thể
Nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao cũng tác động đến thân nhiệt thân thể. Nếu sống trong môi trường thoáng mát, có nhiệt độ và độ ẩm ổn định, thân thể con người cảm thấy thoải mái và khoẻ khoắn hơn. Trạng thái lo âu, stress và mệt mỏi do thời tiết ảnh hưởng cũng giảm bớt hẳn. Sử dụng quạt phun sương là một trong các cách hiệu quả để có một môi trường thoáng mát mà k phải lo ngại vấn đề khô da hay gây ra các bệnh về hô hấp.
Phương Thảo / Vnexpress

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

Rối loạn phân liệt cảm xúc

- Không có nhận xét nào

Tổng quan

Rối loạn phân liệt cảm xúc là một dạng rối loạn loạn thần mà người bệnh có các triệu chứng của tâm thần phân liệt như ảo giác hoặc hoang tưởng và cả triệu chứng của rối loạn cảm xúc như trầm cảm hoặc hưng cảm. Vì như thế cho nên nhiều bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm lần đầu thành rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt.

Rối loạn phân liệt cảm xúc ảnh hưởng khoảng 0.3% Dân số Mỹ. Không có sự khác biệt giới với rối loạn này, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam giới và nữ giới tương đương nhau nhưng nam giới thường bộc phát bệnh ở độ tuổi trẻ hơn.

Những giai đoạn của rối loạn phân liệt cảm xúc có thể rất khác với mỗi người vì thế nên bệnh vẫn chưa được hiểu hoặc định nghĩa rõ ràng như những dạng rối loạn tâm thần khác. Nếu không được chữa trị thì rối loạn phân liệt cảm xúc có thể dẫn đến các vấn đề gây ảnh hưởng tới hoạt động hoặc khả năng làm việc ở trường, ở công ty hoặc các tình huống xã hội. Những người mắc dạng rối loạn này có thể cần sự giúp đỡ với các hoạt động thường ngày. Các phương pháp chữa trị có thể giúp quản lý các triệu chứng và cải thiện cuộc sống.

Martin Waldbauer.Jpg

By Martin Waldbauer

Triệu chứng

Đặc điểm chính của rối loạn phân liệt cảm xúc là giai đoạn bộc phát bệnh không gián đoạn với những triệu chứng của Rối loạn trầm cảm hoặc Rối loạn lưỡng cực, hay cả hai, đồng xuất hiện với những triệu chứng của rối loạn tâm thần phân liệt. Một số các triệu chứng bệnh có thể bao gồm:

– Ảo giác, nhìn thấy hay nghe thấy những thứ không có thật.

– Hoang tưởng, những niềm tin sai lệch căn cố dù cho có những bằng chứng phản bác lại.

– Rối loạn tư duy, bệnh nhân có thể đổi chủ đề rất nhanh hoặc đưa ra những câu trả lời không hề liên quan tới câu hỏi.

– Trầm cảm: trải nghiệm cảm giác buồn bã, trống rỗng, vô dụng hoặc những triệu chứng trầm cảm khác.

– Hưng cảm: cảm giác hưng phấn tột cùng, suy nghĩ lướt qua khá nhanh, có những hành vi nguy hiểm không cân nhắc hoặc các triệu chứng khác của hưng cảm.

Để đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn phân liệt cảm xúc, các đặc điểm chính của bệnh phải xuất hiện không gián đoạn trong suốt giai đoạn bệnh lý (period of illness), được tính từ lúc bệnh bộc phát cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi phục trong một khoảng thời gian nhất định và không còn biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh. Với một số người, giai đoạn này có thể kéo dài suốt vài năm hoặc vài thập kỷ.

Giai đoạn bệnh lý với những triệu chứng của rối loạn cảm xúc đồng xuất hiện với tâm thần phân liệt phải thỏa mãn đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán của Rối loạn trầm cảm hoặc Rối loạn lưỡng cực với Tâm thần phân liệt. Các triệu chứng Rối loạn trầm cảm phải kéo dài ít nhất hai tuần, Rối loạn lưỡng cực kéo dài ít nhất một tuần và với Tâm thần phân liệt thì ít nhất một tháng.

Các triệu chứng của rối loạn phân liệt cảm xúc có thể xảy ra theo nhiều chiều hướng khác nhau. Một trong những chiều hướng điển hình là bệnh nhân có triệu chứng ảo thanh hoặc hoang tưởng kéo dài 2 tháng và sau đó là giai đoạn trầm cảm. Những triệu chứng loạn thần và giai đoạn trầm cảm xuất hiện trong khoảng 3 tháng . Sau đó bệnh nhân hồi phục hoàn toàn khỏi giai đoạn trầm cảm, nhưng những triệu chứng loạn thần vẫn tiếp tục kéo dài trong một tháng sau đó trước khi biến mất. Tổng thời gian bệnh lý kéo dài khoảng 6 tháng với duy nhất triệu chứng loạn thần trong 2 tháng đầu, sau đó triệu chứng loạn thần và trầm cảm đồng xuất hiện trong 3 tháng tiếp theo và ở tháng cuối cùng thì chỉ còn mỗi triệu chứng loạn thần.

Những triệu chứng này không phải là hệ quả từ việc dùng thuốc như cocaine, hoặc những tình trạng y tế khác như u não.

Rối loạn phân liệt cảm xúc có thể chia làm hai loại tùy theo những triệu chứng cảm xúc của bệnh:

– Loại trầm cảm: chỉ có những triệu chứng của rối loạn trầm cảm.

– Loại lưỡng cực: chỉ có những triệu chứng hưng cảm, có thể có hoặc không có giai đoạn trầm cảm.

Rối loạn phân liệt cảm xúc gây ảnh hưởng tới những chức năng bình thường, hạn chế những mối quan hệ xã hội và khiến người bệnh khó tự chăm sóc bản thân. Đồng thời, người bệnh còn có nguy cơ lạm dụng chất. Tuy các bằng chứng lâm sàng còn hạn chế nhưng Rối loạn nhân cách phân liệt, Rối loạn nhân cách ranh giới hay Rối loạn nhân cách hoang tưởng có thể xuất hiện trước rối loạn phân liệt cảm xúc.

Ví dụ lâm sàng

Anh Nehru là một người đàn ông 32 tuổi, di cư từ Ấn Độ sang Mỹ khi anh mới 13 tuổi. Anh trai anh đã đưa anh đến phòng cấp cứu ở Atlanta, bang Georgia sau khi hàng xóm phàn nàn rằng anh đã đứng giữa đường, quấy rối những người khác về niềm tin tôn giáo. Khi gặp bác sĩ tâm thần, anh cứ lặp đi lặp lại "Tôi là Vishnu. Tôi là Krishna" (những vị thần trong tôn giáo Hindu ở Ấn Độ)

Nehru đã sống cùng anh trai và chị dâu mình suốt 7 tháng qua, đồng thời cũng đi khám ở phòng khám ngoài. Trong 4 tuần gần đây, hành vi của anh càng ngày càng tệ và gây phiền nhiễu nhiều hơn. Anh đánh thức anh trai mình bất kể giờ nào giữa đêm chỉ để bàn luận những vấn đề về tôn giáo. Anh thường tự trả lời với những âm thanh hay giọng nói mà chỉ anh mới có thể nghe được. Anh không tắm rửa cũng không thay đổi quần áo

Nehru thừa nhận rằng bắt đầu khoảng 5 năm về trước anh bắt đầu nghe thấy những giọng nói xuyên suốt cả ngày. Có rất nhiều giọng nói, thường bàn luận về hành vi và thảo luận về anh như thể người thứ ba, nó thường bắt đầu rất nhẹ nhàng ("Nhìn cậu ta kìa, cậu ta chuẩn bị ăn") đến những lời nói mang tính sỉ nhục ("Thật đúng là một tên ngốc. Cậu ta chẳng biết gì cả.")

Giữa những giai đoạn bệnh lý, theo lời bác sĩ ở phòng khám ngoài và anh trai thì Nehru là một người im lặng, có phần nào cách ly với mọi người. Nehru bảo, khoảng 6 tháng gần đây với cường độ tăng dần, các giọng nói bắt đầu bảo với Nehru anh là tân Messiah, Jesus, Vishnu, và Krishna và anh nên xây dựng tôn giáo riêng của mình. Anh bắt đầu trải nghiệm cơn sóng năng lượng, "để tôi có thể truyền bá chân lý của mình" và ngủ rất ít.

Trong lúc được phỏng vấn, Nehru đang trong cơn hưng cảm, nói rất nhanh và khó có thể theo kịp lời nói của anh. Anh đi dọc lên xuống khu vực bệnh viện và khi gặp bác sĩ, anh sẽ tóm lấy tay người đó, kề sát khuôn mặt mình và bắt đầu nói với tốc độ rất nhanh và nhiệt tình về tôn giáo của mình. Giữa lúc truyền bá, đôi lúc anh sẽ bất chợt khen áo và cà vạt của bác sĩ hợp nhau như thế nào. Khi bị giới hạn hành động, anh trở nên ồn ào và giận dữ. Đồng thời anh cảm thấy bệnh viện là một phần âm mưu nhằm hạn chế anh truyền bá tôn giáo của mình.

Thảo luận

Anh Nehru có những triệu chứng ảo thanh kéo dài và xâm nhập đến mức anh không thể nào làm việc được. Những ảo giác này có vẻ liên tục và bắt đầu từ khi bệnh anh bộc phát 5 năm về trước. Thêm vào đó, anh cũng có các triệu chứng phù hợp với tiêu chuẩn của giai đoạn hưng cảm: cảm thấy hưng phấn, vĩ cuồng và khó chịu, cảm thấy áp lực cần phải nói và năng lượng dâng cao.

Nếu các bác sĩ không biết được rằng giữa các giai đoạn hưng cảm anh vẫn tiếp tục nghe thấy các giọng nói thì họ sẽ không ngần ngại mà chẩn đoán anh mắc Rối loạn lưỡng cực loại I. Tuy nhiên, chẩn đoán Rối loạn lưỡng cực loại I loại trừ trường hợp bệnh nhân có hoang tưởng hay ảo giác kéo dài ít nhất 2 tuần với sự vắng mặt của các triệu chứng rối loạn cảm xúc nổi bật. Vì thế, tình trạng anh Nehru nghe thấy những giọng nói khi không ở trong giai đoạn hưng cảm loại trừ chẩn đoán Rối loạn lưỡng cực loại I.

Các bác sĩ chú ý thấy giữa những giai đoạn hưng cảm, Nehru có những triệu chứng nổi bật của tâm thần phân liệt như hoang tưởng và ảo giác. Nên họ phải cân nhắc giữa chẩn đoán Tâm thần phân liệt với Rối loạn lưỡng cực chồng lên không xác định và Rối loạn phân liệt cảm xúc. Chìa khóa xác định tâm thần phân liệt là tổng thời gian của các giai đoạn hưng cảm phải ngắn so với tổng thời gian bộc phát bệnh lý. Tuy nhiên, các bác sĩ không thể biết rõ được giai đoạn hưng cảm của anh Nehru kéo dài bao lâu nhưng có thể tổng thời gian các giai đoạn này không quá 6 tháng trong suốt 5 năm anh phát bệnh. Vậy nó có được coi là ngắn hay không? Bởi vì DSM-IV không cung cấp hướng dẫn chi tiết nên các bác sĩ đặt nặng các triệu chứng hưng cảm dường như xuất hiện với từng giai đoạn loạn thần tăng dần. Vì thế cho nên các bác sĩ chẩn đoán Nehru mắc rối loạn phân liệt cảm xúc.

Nguyên nhân

Vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn phân liệt cảm xúc là gì. Sự kết hợp của nhiều nguyên nhân có thể góp phần phát triển bệnh:

– Di truyền: rối loạn phân liệt cảm xúc thường xuất hiện trong gia đình có người thân mắc cùng bệnh, hoặc tâm thần phân liệt hay rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa nếu bạn có người thân mắc bệnh thì bạn sẽ chắc chắn mắc bệnh, mà nó có nghĩa bạn có khả năng mắc bệnh cao hơn những người khác.

– Cấu tạo não bộ và các chất hóa học: Cấu tạo não bộ và các chất hóa học ở những người mắc rối loạn phân liệt cảm xúc có thể khác theo nhiều cách mà khoa học mới bắt đầu tìm hiểu. Dung tích não ở một số phần, ví dụ như chất xám của người mắc bệnh ít hơn so với người bình thường. Tỷ lệ giảm bớt này tương đồng với người mắc tâm thần phân liệt, nhưng không thấy ở người mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Tuy nhiên vẫn chưa biết được chiều hướng mối quan hệ nguyên nhân-hậu quả này. Là bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc dẫn đến sự thay đổi cấu trúc não bộ hay là sự thay đổi cấu trúc não bộ dẫn đến bệnh?

– Stress: Những sự kiện gây stress như người thân qua đời, hôn nhân kết thúc hay mất việc có thể kích thích các triệu chứng hoặc làm bộc phát bệnh.

– Lạm dụng chất: Những loại thuốc gây ảnh hưởng đến tâm trí như LSD được cho là có liên quan làm bệnh phát triển.

dragan-todorovic

By Dragan Todorović

Chữa trị

Phương pháp chữa trị rối loạn phân liệt cảm xúc tốt nhất là kết hợp dùng thuốc lẫn chữa trị tâm lý, với các kỹ năng quản lý cuộc sống.

– Thuốc: Thông thường, các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc làm giảm triệu chứng loạn thần, ổn định khí sắc và trị liệu trầm cảm. Những loại thuốc này có thể bao gồm:

  • Thuốc chống loạn thần (antipsychotic): Loại thuốc duy nhất được cơ quan quản lý thức ăn và thuốc ở Mỹ (FDA) cho phép dùng đặc biệt chữa trị rối loạn phân liệt cảm xúc là thuốc chống loạn thần paliperidone (Invega). Tuy nhiên các bác sĩ cũng có thể kê các loại thuốc chống loạn thần khác để giúp quản lý các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng và ảo giác.
  • Thuốc ổn định khí sắc (mood-stabilizing): Khi rối loạn phân liệt cảm xúc là loại lưỡng cực thì thuốc ổn định khí sắc có thể giúp ổn định các cơn hưng cảm và trầm cảm.
  • Thuốc chống trầm cảm: Nếu là loại trầm cảm thì các thuốc chống trầm cảm có thể giúp quản lý các cảm xúc buồn bã, tuyệt vọng hoặc gặp khó khăn với các giấc ngủ và tập trung.

– Chữa trị tâm lý (psychotherapy):

  • Cá nhân: Chữa trị tâm lý có thể giúp bình thường hóa các xu hướng và giảm thiểu các triệu chứng bệnh. Xây dựng mối quan hệ tin tưởng với người chữa trị có thể giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn tình trạng của họ và học cách quản lý triệu chứng. Những buổi học hiệu quả tập trung vào việc lập ra những kế hoạch, giải quyết vấn đề và các mối quan hệ.
  • Chữa trị theo nhóm hoặc gia đình: Chữa trị càng có hiệu quả hơn nếu bệnh nhân có thể thảo luận những vấn đề ngoài đời thực mà họ gặp phải với người khác. Những nhóm ủng hộ có thể giúp làm giảm sự cô lập xã hội mà người bệnh gặp phải.

– Huấn luyện những kỹ năng sống: Tập trung vào việc cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội và giúp bệnh nhân có thể tham gia vào các hoạt động thường ngày. Những kỹ năng này đặc trưng trong từng hoàn cảnh khác nhau như ở nhà, hoặc công ty.

– Nhập viện: Trong giai đoạn khủng hoảng hoặc với những triệu chứng nghiêm trọng, bệnh nhân cần nhập viện để có thể đảm bảo an toàn, ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và được chăm sóc cá nhân.

– Phương pháp sốc điện (ETC): Với người trưởng thành mắc rối loạn phân liệt cảm xúc không phản ứng với thuốc hay chữa trị tâm lý thì có thể cân nhắc phương pháp sốc điện.

Xin lưu ý rằng những thông tin bên trên chỉ cung cấp thông tin về bệnh và không nên được dùng để tự chẩn đoán. Nếu bạn lo lắng mình hoạc người thân có thể mắc bệnh, xin hãy đi khám bác sĩ để nhận được chẩn đoán chính xác cũng như sự can thiệp phù hợp nhất do tình trạng và triệu chứng khác nhau với từng người.

Dịch và chỉnh sửa: Hải Đường Tĩnh Nguyệt

Tham khảo:

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/schizoaffective-disorder/home/ovc-20258872

http://www.nami.org/Learn-More/Mental-Health-Conditions/Schizoaffective-Disorder

APA, DSM-IV, page 319.

DSM-IV, Case Book by Spitzer et all, 1994.

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5029760/

nguồn chính: https://beautifulmindvn.Com/2017/02/09/roi-loan-phan-liet-cam-xuc/

Thuốc điều trị trầm cảm và những điều cần biết

- Không có nhận xét nào
**Lưu ý từ người biên tập: Bài viết dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, và phù hợp nhất với những bạn đang dùng thuốc dưới sự kê đơn của bác sĩ. Mặc dầu vậy, thuốc có tác dụng lên từng cá nhân là khác nhau, và cách nhanh nhất để theo dõi đó là tìm đến bác sĩ của bạn để được tư vấn kỹ hơn.
JD Luna
By JD Luna
Không chỉ cần thời gian để chẩn đoán đúng trầm cảm, tìm ra loại thuốc thích hợp để chữa trị bệnh cũng là một quá trình phức tạp không kém. Có người có những vấn đề y tế nghiêm trọng khác như các bệnh về tim, phổi hay thận làm cho thuốc chống trầm cảm trở nên nguy hiểm khi dùng. Thuốc chống trầm cảm có thể không hiệu quả với bạn hay liều lượng không đúng, hoặc chưa đủ thời gian để thấy được tác dụng của thuốc, hay những tác dụng phụ quá mức chịu đựng, dẫn đến việc điều trị thất bại.
Nếu bạn dùng thuốc chống trầm cảm để điều trị rối loạn trầm cảm thì bạn cần nên nhớ những điều sau:
  1. Khoảng 30% người mắc trầm cảm thuyên giảm hoàn toàn sau lần đầu dùng thuốc chống trầm cảm, dựa trên một nghiên cứu năm 2006 được tài trợ bởi Viện sức khỏe quốc gia. Những người thuyên giảm nhanh thường dùng liều thuốc cao hơn trong khoảng thời gian dài so với những người khác.
  2. Một số loại thuốc chống trầm cảm có hiệu quả tốt hơn với một số người. Việc thử dùng nhiều loại thuốc điều trị trầm cảm khác nhau trong chữa trị không phải là điều kỳ lạ.
  3. Có nhiều người cần nhiều hơn một loại thuốc để chữa trị trầm cảm.
  4. Thuốc chống trầm cảm có cảnh báo trên hộp về việc tăng nguy cơ, suy nghĩ và hành vi tự tử ở trẻ em, thiếu niên và thanh niên trong độ tuổi 18-24t.
Thuốc chống trầm cảm là gì?
Thuốc chống trầm cảm, đôi lúc được dùng song song với tư vấn trị liệu thường là phương pháp chữa trị trầm cảm đầu tiên được dùng với người được chẩn đoán mắc trầm cảm. Nếu một loại thuốc chồng trầm cảm không có hiệu quả, bạn có thể thử dùng thuốc cùng nhóm hoặc khác nhóm với loại thuốc đó. Bác sĩ của bạn cũng có thể thay đổi liều lượng bạn dùng. Trong một vài trường hợp, bác sĩ có thể khuyến khích bạn dùng nhiều hơn một loại thuốc để chữa trị trầm cảm.
Có những loại thuốc chống trầm cảm nào?
  • Thuốc ngăn hấp thụ ngược serotonin có chọn lọc (SSRIs) được tung ra thị trường vào giữa và cuối năm 1980. Loại thuốc chống trầm cảm này là loại được dùng thông thường nhất hiện nay để chữa trị trầm cảm. Ví dụ bao gồm citalopram (Celexa), escitalopram (Lexapro), paroxetine (Paxil, Pexeva), fluoxetine (Prozac, Sarafem), và sertraline (Zoloft). Hai loại thuốc mới hơn, được sắp vào loại "kích thích và ảnh hưởng đến serotonin" SMS, nghĩa là chúng có vài tính chất giống SSRIs nhưng cũng ảnh hưởng đến những cơ quan thụ cảm khác của não bộ là vilazodone (Viibryd) và vortioxetine (Brintellix). Tác dụng phụ thường nhẹ nhưng có thể gây khó chịu với vài người, bao gồm buồn ói, mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ, thay đổi cân nặng và nhức đầu.
  • Thuốc ngăn hấp thụ ngược serotonin và norepinephrine là loại thuốc chống trầm cảm mới hơn. Loại này bao gồm venlafaxine (Effexor), desvenlafaxine (Pristiq và Khedezla), duloxetine (Cymbalta), và, levomilnacipran (Fetzima). Tác dụng phụ bao hồm khó ngủ, bao tử khó chịu, lo âu, chóng mặt và mệt mỏi.
  • Thuốc ba vòng (TCA) là một trong những loại thuốc chữa trị trầm cảm đầu tiên, bao gồm amitriptyline (Elavil), desipramine (Norpramin, Pertofrane), doxepin (Adapin, Sinequan), imipramine (Tofranil), nortriptyline (Aventyl, Pamelor), protriptyline (Vivactil), và trimipramine (Surmontil). Tác dụng phụ bao gồm mệt mỏi, bao tử khó chịu, miệng khô, thay đổi huyết áp và đường trong máu, và buồn ói.
  • MAOIs – Monoamine oxidase inhibitors là một trong những loại thuốc điều trị trầm cảm sớm nhất bao gồm phenelzine (Nardil), tranylcypromine (Parnate) , isocarboxazid (Marplan), và transdermal selegiline (miếng dán EMSAM). Mặc dù MAOIs dùng tốt nhưng rất ít được kê đơn vì phản ứng nguy hiểm giữa chúng với các loại thuốc và thức ăn khác như phô mai và thịt để lâu.
  • Những loại thuốc khác:
– Bupropion (Wellbutrin, Aplenzin) là một loại thuốc điều trị trầm cảm đặc biệt được cho là gây ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não bộ như norepinephrine hay dopamine. Tác dụng phụ thường nhẹ bao gồm bao tử khó chịu, nhức đầu, mất ngủ hay lo âu.
– Mirtazapine (Remeron) cũng là một loại thuốc điều trị trầm cảm đặc biệt khác được cho là ảnh hưởng chủ yếu đến serotonin và norepinephrine thông qua cơ quan thụ cảm khác với những loại thuốc còn lại. Thường được dùng trước lúc đi ngủ vì thuốc này gây buồn ngủ. Tác dụng phụ bao thường nhẹ và bao gồm buồn ngủ, tăng cân, tăng hàm lượng chất béo triglycerides và chóng mặt.
– Trazodone (Desyrel) thường được dùng với thức ăn để hạn chế bao tử khó chịu. Tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ, chóng mặt, táo bón, khô miệng và mờ mắt.
Những loại thuốc nào được dùng kèm với thuốc chống trầm cảm?
– Có những loại thuốc được kê cùng với thuốc chống trầm cảm, đặc biệt trong những trường hợp bệnh nhân không phản ứng với thuốc. Sau đây là những ví dụ về các loại thuốc được dùng kèm theo thuốc chống trầm cảm.
– Một vài loại thuốc chống loạn thần đặc biệt đã được chứng mình làm tăng thêm tác dụng của thuốc chống trầm cảm khi hiệu quả từ lần dùng thuốc chống trầm cảm đầu tiên thấp. Những loại này bao gồm Abilify (aripiprazole), Seroquel (quetiapine) và Rexulti (brexpiprazole). Symbyax là một loại thuốc kết hợp giữa thuốc chống loạn thần Zyprexa (olanzapine) và SSRI (Prozac, hoặc fluoxetine) được chấp thuận trong điều trị trầm cảm không phản ứng với thuốc hoặc trầm cảm với những người mắc rối loạn lưỡng cực.
– Lithium carbonate, thường được dùng ổn định khí sắc với những người mắc rối loạn lưỡng cực, thường được cân nhắc kê thêm cùng với thuốc chống trầm cảm trong chữa trị trầm cảm.
– Những loại thuốc kích thích khác như methylphenidate (Ritalin) hay lisdexamfetamine (Vyvanse) thường được dùng để điều trị một vài dạng trầm cảm.
– Buspar (buspirone) là một loại thuốc chống lo âu đôi lúc được dùng trong điều trị trầm cảm.
– Bác sĩ điều trị có thể khuyến khích hoặc kê đơn một vài loại thuốc bổ hay thuốc điều trị trầm cảm chưa được FDA (cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc) chấp thuận.
Alex Levine
By Alex Levine
Có những gợi ý nào tận dụng hết những gì có được từ điều trị trầm cảm?
– Theo dõi khí sắc, cảm xúc của bạn: Theo dõi khí sắc và hành vi có thể giúp bác sĩ điều trị chứng trầm cảm tốt hơn trước khi nó trở nên khó chữa. Cố gắng quan sát bất kỳ xu hướng dao động khí sắc mỗi tuần và gọi điện cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy không ổn.
– Cải thiện mạng lưới giúp đỡ: Mặc dù bạn không thể điều khiển hay thay đổi chẩn đoán trầm cảm nhưng có một số thứ bạn có thể điều khiển. Bạn có thể tìm kiếm hay tạo dựng mạng lưới trợ giúp tích cực đến từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, tổ chức tôn giáo, hoặc các hội nhóm cộng đồng.
– Theo hết phác đồ điều trị: Thuốc chống trầm cảm có thể cần tới 8 tuần trước khi bắt đầu thấy hiệu quả. Không bỏ lỡ hoặc dừng thuốc trước khi phác đồ kết thúc. Nếu bạn không uống đúng thuốc, đúng liều được kê, bạn đã bỏ lỡ cơ hội để thuốc có tác dụng.
– Đi khám chuyên gia điều trị trầm cảm: Nói chuyện với chuyên gia được huấn luyện trong lúc bạn điều trị là điều rất quan trọng. Mặc dù chuyên viên tư vấn không thể cho thuốc nhưng họ được huấn luyện đánh giá tâm lý và điều trị tâm lý. Bạn có thể làm việc cùng với nhà tâm lý học trong khi dùng thuốc. Cố gắng tìm người nào có nhiều kinh nghiệm điều trị với trầm cảm không phản ứng thuốc. Các chuyên gia về rối loạn cảm xúc thường được tìm thông qua các bệnh viện đại học y dược.
– Tạo dựng thói quen tốt: Dùng thuốc đúng liều đúng khung giờ mỗi ngày. Sẽ dễ nhớ hơn nếu bạn dùng thuốc kèm theo một hoạt động nào đó ví dụ ăn sáng hoặc lên giường đi ngủ. Mua một hộp đựng thuốc 7 ô tương ứng với 7 ngày trong tuần, sẽ khiến bạn dễ nhận ra xem mình có bỏ lỡ ngày nào không. Thường thì đôi khi ai cũng quên uống thuốc vài lần, nên bạn cần hỏi bác sĩ trước liệu mình bỏ lỡ thuốc một hay nhiều ngày thì nên làm thế nào.
– Đừng lờ đi tác dụng phụ: Tác dụng phụ là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh nhân bỏ thuốc. Nếu bạn gặp phải tác dụng phụ tệ thì nên nói cho bác sĩ để xem có cách nào hạn chế hoặc loại trừ nó hay không. Tuy nhiên nên nhớ rằng tác dụng phụ có thể rất tệ khi bạn mới bắt đầu dùng thuốc và giảm dần theo thời gian.
– Cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang dùng hoặc được bác sĩ khác kê đơn: Một vài loại thuốc có thể có phản ứng quan trọng với thuốc chống trầm cảm. Nói cho bác sĩ biết nếu bạn đã dùng hoặc chuẩn bị dùng bất kỳ loại thuốc nào để họ có thể theo dõi và chắc rằng thuốc điều trị cho bạn là an toàn khi dùng với những loại thuốc khác.
– Đừng bao giờ dừng uống thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ: Nếu bạn cần phải dừng thuốc vì một lý do nào đó, thì bác sĩ có thể giảm liều bạn đang dùng dần dần. Nếu bạn ngưng đột ngột, bạn có thể gặp tác dụng phụ và cơn trầm cảm của bạn có thể trở nên tệ hơn.
– Đừng cho rằng bạn có thể dừng dùng thuốc khi bạn cảm thấy khá hơn: Nếu bạn cảm thấy khá hơn và muốn dừng thuốc thì bạn cần nói chuyện với bác sĩ trước. Đừng tự dừng, việc dừng thuốc đột ngột có thể dẫn đến các triệu chứng liên quan và khiến bệnh tái phát lại.
Dịch: Hải Đường Tĩnh Nguyệt
nguồn tiếng việt: https://beautifulmindvn.com/2017/03/07/thuoc-dieu-tri-tram-cam-va-nhung-dieu-can-biet/
Nguồn tiếng anh: http://www.webmd.com/depression/guide/optimizing-depression-medicines#4

Tản mạn về Trầm cảm

- Không có nhận xét nào

Nói một chút về chuyện "trầm cảm không phải một món trang sức, nó không khiến bạn đẹp hơn hay hấp dẫn hơn" (Ren Hang) vậy.

Trầm cảm không phải là buồn, không phải là cô đơn, không phải là thất vọng hay mệt mỏi. Bạn biết bóng đè không, là khi bạn nằm cứng ngắc tay chân, ngộp thở, cảm giác bị đè bẹp, bị bóp cổ, bị cưỡng ép, não bạn gào lên "Tỉnh dậy, tỉnh dậy!", Và bạn bất lực như thể một linh hồn đã chết bị giam cầm trong cái xác của chính mình. Trầm cảm giống vậy đó.

Mình, thoạt nhìn, không giống người bị trầm cảm lắm. Như kiểu lúc bạn thức thì không ai biết là bạn ngủ thì sẽ bị bóng đè ấy.

17434527_1740368099609025_6270254849056996162_o

Ảnh: Ren Hang Dưới đây là ghi chép của Ren Hang (renhang.Org), do Gia Thư dịch. "08.01.2012 Thư gửi Mian Mian, Nó lại đến. Tôi không biết nó là gì. Tôi mong nó là bệnh trầm cảm. Bởi tôi sẽ sợ hãi hơn nếu nó là một thứ vô danh khác. Tôi uống thuốc mỗi ngày, mỗi ngày, nếu không muốn bị mất ngủ. […] Hôm nay là một ngày đẹp trời, chỉ là tôi không ngủ được. Ngoài trời có tuyết, có ánh nắng, không người đi đường nào bị thương. Tôi ra ngoài đi dạo, cây cầu không hề đổ sập. Người lạ trên cầu mỉm cười với tôi. Mọi thứ trông đều ổn. Kể cả bản thân tôi. Nhưng cớ sao tôi vẫn muốn gieo mình xuống từ cây cầu này."

Mình có một gia đình tử tế và khá giả. Ba mẹ mình yêu thương con cái, và tái hôn với những người cũng hết sức tử tế và tôn trọng con cái. Mình có những đứa bạn thân đã hơn chục năm, hợp tính, chơi rất vui và thoải mái với nhau. Mình có người để yêu, cũng có người yêu mình, chuyện tình cảm không thuận lợi lắm nhưng cũng chả thiếu tình lẫn dục. Mình có sự nghiệp mới khởi điểm, có nhà, có xe, có tiền trong tài khoản, năm nào cũng đi du lịch mấy lần.

Nhìn mình mà bảo, trầm cảm, chắc dễ bị đánh giá là nhà giàu dẫm gai mùng tơi, sướng quá hoá rồ. Thật ra thì tới tận trước khi gặp bác sĩ, mình cũng không nghĩ là mình bệnh. Trầm cảm, lúc ấy, đối với mình, vẫn là thứ gì đó đẹp đẽ mô tả và đánh bóng cho những đứa trẻ mới lớn (như mình trong quá khứ), không có gì để làm ngoài ngồi cả nghĩ u buồn vơ vẩn cả ngày, và muốn cả thế gian này chú ý, rằng tôi buồn và đẹp lắm, đặc biệt như một bông tuyết không giống bất cứ bông tuyết nào khác trên đời.

Nhưng mà, bạn biết đấy, chả có gì là đẹp và đặc biệt cho trầm cảm cả.

Chả có gì là đẹp và đặc biệt, khi hàng tháng trời mình giam bản thân trong căn phòng 10 mét vuông. Khi tới cả việc tắm gội cũng là một thử thách ở chế độ địa ngục. Khi tóc mình bết lại, rụng từng nắm và rối thành từng nùi không thể gỡ được, vảy gầu bịt kín da đầu, gối vàng khè cáu bẩn, và cơ thể bốc mùi ẩm mốc khét lẹt của mồ hôi và khói thuốc tích luỹ. Khi mình đóng kín rèm và khoá trái cửa, từ chối tiếp xúc với cả ánh sáng và nước. Khi mình sống bằng trà, thuốc an thần và thuốc lá, không nhớ được lần cuối mình ăn, hay nói chuyện với người khác, là lúc nào. Khi chủ nhà phải đập cửa mấy ngày liền mà mình từ chối mở cửa phòng, và bà ấy phải nhắn tin hỏi rằng, mày có sao không, trả lời tao đi không thì tao phải gọi cảnh sát phá cửa đấy.

Khi đến cả việc ngồi dậy, rời khỏi giường, cũng làm mình tuyệt vọng.

Chẳng có gì là đẹp và đặc biệt, khi mình ngồi xổm trong góc bãi đậu xe của trường, giữa nhiệt độ gần 0, khóc và tự cào cấu bản thân, không thể nghĩ được xe mình đậu ở đâu, hoảng loạn gọi điện cầu cứu mà không hề nhận ra mình đang gọi vào chính số mình.

Hay là khi mình không thể giải thích được với nhiều người yêu cũ, và với mẹ mình, là không, mình không oán giận, không căm ghét, không né tránh họ. Mình không cố ý giận dữ, gào thét, tổn thương hay bỏ rơi họ. Mình không cố ý, không cố ý.

Hay là khi mình quay lại với một người mình yêu bằng cả tuổi trẻ, và phải bắt chước chính bản thân mình hồi xa xưa, vì không dám để cô ấy biết con người mình trong hiện tại, vì cô ấy trầm cảm còn nặng hơn mình. Và rồi cô ấy bảo là, mình không hiểu tình trạng của cô ấy, là cô ấy không xứng đáng được yêu, không thể trở thành một người yêu bình thường được. Thật ra thì, mình hiểu cả.

xitINQW

By Ralph Eugene Meatyard

Hay là khi mình đập hết đồ đạc trong phòng, và cố gắng đóng một cái móc lên trần nhà để treo cổ.

Hoặc là khi mình ngồi giữa trung tâm thương mại, nhìn thấy mọi hình ảnh và âm thanh xung quanh biến thành những bóng đen có hai lỗ mắt trắng bệch. Và mọi lỗ mắt đang nhìn vào mình, nguyền rủa mình, cười nhạo mình.

Và ngay ở hiện tại, khi viết những thứ này ra, giữa một quán cafe đầy người ở trung tâm quận 1, mình hút hết một gói thuốc, và nước đen đã dâng qua đầu mình. Một lát nữa mình có hẹn, và mình thấy may mắn đấy là hẹn xem phim. Vì trong rạp thì tối, và mình không cần đụng chạm, lắng nghe hay mở miệng với bất kỳ ai.

Vậy nên, đừng yêu cầu những người như mình là, hãy vui lên, hãy tích cực lên, hãy tìm việc để làm đi, hãy đừng nghĩ nữa. Ai cũng có bản năng sinh tồn, và ai cũng cố gắng vật lộn để sinh tồn, và những người như mình càng như thế. Cũng đừng vội vã kết luận rằng bản thân bạn bị trầm cảm, và cảm thấy căn bệnh này là một thứ cần ca ngợi, cần lãng mạn hóa hay tôn thờ. Vì chỉ khi ngã vào nó rồi, bạn mới biết, nó xấu xí và đáng sợ tới chừng nào.

Tác giả: Kea

nguồn: https://beautifulmindvn.com/2017/03/29/tan-man-ve-tram-cam/

Một Vài Điều Về Trầm Cảm

- Không có nhận xét nào
Một trong những điểm yếu của DSM mà rất may là DSM-5 đã chỉnh sửa phần nào, chính là việc nó phân loại các rối loạn tâm lý vào danh mục (category), chẩn đoán dựa vào việc liệu bạn có những triệu chứng rối loạn không, mà không dựa vào các khía cạnh (dimensional) và độ nặng nhẹ của triệu chứng (severity). Việc phân loại như thế dễ gây ra xảy ra việc chẩn đoán sót các ca rối loạn tâm lý nhẹ, hoặc gây ra các hiểu lầm như người mắc rối loạn tâm lý phải có bao nhiêu đây triệu chứng, hoặc đóng khung một dạng rối loạn nào đó dẫn đến các nhận thức sai lệch về rối loạn tâm lý mà điển hình nhất là trầm cảm.
Các nhận thức sai lầm thường thấy nhất về trầm cảm đó chính là người mắc trầm cảm không nỗ lực, hay trầm cảm là hệ quả từ thái độ/lối sống không tích cực, họ không muốn được giúp đỡ, hoặc tất cả chỉ là do họ tưởng tượng ra, hoặc người mắc trầm cảm phải giống như thế này…
Sự hợp tác của bệnh nhân với bác sĩ là một phần quan trọng trong điều trị và theo những gì mình quan sát được khi thực tập ở các phòng khám, thì phần lớn những người mắc rối loạn tâm lý là một trong những người nỗ lực, hợp tác với bác sĩ nhất. Họ luôn cân nhắc hỏi bác sĩ khi có vấn đề với thuốc, uống đúng giờ đúng liều, luôn làm hẹn mỗi khi thuốc gần hết để quyết định xem nên dừng hay nên uống tiếp, tập thể dục để cải thiện sức khoẻ. Nhưng có những trường hợp như cơ thể người bệnh không cho phép những hoạt động nhẹ nhàng nhất như đi bộ vì đầu gối chấn thương, hay trường hợp họ không may mắc phải dạng rối loạn tâm lý không phản ứng với thuốc nên phải không ngừng tìm kiếm những phương pháp chữa trị khác. Thế nên nói những người như họ không nỗ lực, hay không biết phấn đấu thay đổi cuộc sống là những lời nói thiển cận, ác độc nhất với mình.
Trong bài diễn thuyết ở TedX, giáo sư Andrew Solomon, một nhà văn, nhà báo từng đoạt nhiều giải thưởng và hiện đang giảng dạy về tâm lý học lâm sàng ở trường đại học Columbia, Mỹ đã kể về một ca bệnh mà ông ấn tượng nhất. Một người đàn ông trung niên mắc rối loạn trầm cảm hàng năng trời và không phản ứng với bất kỳ loại thuốc chống trầm cảm nào, và ông phải đi sốc điện mỗi tháng. Tuần đầu sau khi sốc điện rất tệ, nhưng ông khá hơn vào tuần sau để rồi tuần tới lại rơi vào cơn trầm cảm tồi tệ và tuần sau đó nữa ông lại đi sốc điện tiếp. Ông nói với Andrew Solomon rằng, "Tôi thật không thể chịu đựng nổi khi phải trải qua những tuần như thế này, và tôi đã quyết định rằng tôi sẽ chấm dứt tất cả nếu như tôi không cảm thấy khá hơn. Nhưng, tôi nghe ở Mass General có cuộc giải phẫu não và tôi nghĩ rằng mình nên thử xem như thế nào." Thời điểm đó Andrew cảm thấy rất ngạc nhiên rằng một người đã trải qua nhiều trải nghiệm tồi tệ như thế với đủ loại chữa trị vẫn cất giữ một chút lạc quan và hy vọng bên trong để thử thêm một lần nữa. Và may mắn làm sao, đợt phẫu thuật ấy đã thành công. Ông kiếm được việc làm, có thể tự chăm sóc bản thân. Khoa học chứng minh những người có chỉ số loạn thần và lối suy nghĩ nghiền ngẫm quá mức (rumination), hoặc tiêu cực dễ mắc các dạng rối loạn cảm xúc. Tuy nhiên, với bản thân mình thì họ cũng là những con người can đảm và tích cực ngay cả khi hoàn cảnh hay trải nghiệm của họ không như thế.
Một nhận thức sai lầm khác là trầm cảm chỉ có ở người lớn và người giàu có. Có không ít trường hợp những đứa trẻ mới tầm độ tuổi 8-9 mắc rối loạn trầm cảm không phản ứng với thuốc nên dùng sốc điện để chữa trị. Và người nghèo có nguy cơ mắc các dạng rối loạn tâm lý cao hơn những người có tài chính địa vị trong xã hội. Mà một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này là người nghèo không có khả năng chi trả phí điều trị, hay không đủ kiến thức để biết được những gì họ đang trải qua là một dạng rối loạn tâm lý. Mỗi tuần mình đi thực tập một ngày ở phòng khám miễn phí dành cho người nghèo và người không có bảo hiểm ở Mỹ, và trong những ngày đó mình quan sát thấy được khoảng từ 3-5 trên tổng số 15 bệnh nhân trong ngày đến khám và xin thuốc để điều trị rối loạn tâm lý. Có những khi phòng khám không còn thuốc để cung cấp miễn phí và đành phải kê đơn để họ mua ở nhà thuốc thì họ cố gắng tiết kiệm đến mức cắt nửa viên thuốc ra uống hoặc uống khi cần kíp, mặc dù biết rằng giảm liều như thế có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Chúng ta cũng thường bỏ quên những người mắc rối loạn trầm cảm chức năng cao. Bề ngoài, họ có thể luôn vui vẻ, hoàn thành công việc của mình, luôn giúp đỡ người khác, luôn đứng đầu trong các hoạt động, khiến những người xung quanh khó mà nhận ra họ đang vật lộn với những suy nghĩ tiêu cực bên trong. Họ trải nghiệm cuộc sống cứng nhắc như một robot, không thể hưởng thụ niềm vui, cũng như không có mục tiêu gì cả. Họ có thể không cảm thấy đau đớn, buồn bã khó chịu. Nhưng nếu phải miêu tả cảm xúc của họ thì đó là tê dại.
Một người bạn mắc rối loạn trầm cảm chức năng cao đã nói với mình như thế này, "Đầu tiên, tôi từ bỏ việc tìm kiếm thấu hiểu từ gia đình. Sau đó, tôi từ bỏ việc hòa nhập với bạn bè trong lớp. Rồi đến những bạn bè cùng sở thích. Và nhóm bạn "thân", cùng những cá thể "đặc biệt quan trọng". Tôi từ bỏ việc thấu hiểu nhân loại cũng như tìm kiếm đồng cảm từ nhân loại. Hằng ngày tôi vẫn đều đặn đi học, và hiện tại thì vẫn đều đặn đi làm. Tôi vẫn chơi game, vẫn vẽ, vẫn viết, vẫn đi cafe hay xem phim ảnh. Nhưng sau mỗi sự buông bỏ kia, cảm giác trống rỗng trong lòng tôi tăng dần lên. Tôi hay nói ở vị trí tim mình là một hố đen sâu hoắm, và khó thở.
Từ năm cấp ba, tôi đã mắc chứng nghiện nhổ tóc, tận giờ vẫn chưa khỏi. Một điều buồn cười là dù biết rằng mình chẳng có lỗi gì khi mắc chứng này, thế nhưng tôi vẫn luôn thấy trong lời nói của người khác có sự trách móc rằng tôi không đủ ý chí kiểm soát cơ thể mình, tư duy ngu ngốc và kỳ quái. Hoặc cũng có đôi khi họ vô tình nói đúng vấn đề, rằng "mày bị thần kinh sao mà nhổ tóc hoài vậy?". Bởi thế mà tuy hiện tại tôi đã ngừng tự trách cũng như có ý thức giảm bớt hành vi của mình, nhưng tôi vẫn luôn né tránh bàn luận trực tiếp chủ đề đó với những người "bình thường" khác."
Trầm cảm giống như bất kỳ chứng bệnh thể lý nào, ai cũng có khả năng mắc phải và nó không chừa một ai cả. Trầm cảm không nhất thiết phải biểu lộ ra hết tất cả những triệu chứng có trong DSM, và các triệu chứng biểu hiện khác nhau tùy theo mỗi người. Và điều mà chúng ta nên làm là không nên đóng khung biểu hiện bệnh lý hay tự chẩn đoán và nếu người thân chúng ta nghĩ rằng họ có thể mắc một dạng rối loạn tâm lý nào đấy thì nên hỗ trợ họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia càng sớm càng tốt hơn là chối bỏ vấn đề của họ.
Mình muốn kết bài bằng một câu nói mà mình đọc được khi lang thang trên mạng tìm kiếm tư liệu để viết bài, "Không thiếu những lúc chúng ta được nhắc nhở rằng rối loạn tâm lý không phân biệt một ai cả, nhưng rồi chúng ta lại quay trở về với suy nghĩ thiển cận rằng rối loạn tâm lý nên biểu hiện như thế nào. Và điều đó rất là nguy hiểm."
-Nguyệt-
tham khảo tại: https://beautifulmindvn.com/2017/04/14/mot-vai-dieu-ve-tram-cam/

​Cẩn trọng với những dấu hiệu đau đầu ở người lớn tuổi

- Không có nhận xét nào
Đau đầu là một trong các than phiền thường gặp ở người lớn tuổi. Đau đầu có 2 nhóm chính: nguyên phát và thứ phát, trong đó 66% đau đầu ở người lớn tuổi là loại đau đầu nguyên phát.
Đau đầu nguyên phát ở người lớn tuổi
đau đầu ở người lớn tuổi
Đó là đau đầu migraine (đau nửa đầu), đau đầu loại căng thẳng, đau đầu cụm, đau đầu liên quan đến giấc ngủ.
Khoảng 15% người lớn tuổi khi mới bị đau đầu là do nguyên nhân quan trọng như xuất huyết màng não, viêm động mạch thái dương, đau thần kinh tam thoa.
Ngược lại chỉ khoảng 1,5% người dưới 65 tuổi lần đầu bị đau đầu là do nguyên nhân quan trọng như u não, tai biến mạch máu não...
Đau đầu loại căng thẳng là loại đau đầu nguyên phát thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ khoảng 44,5%.
Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm
- Có các triệu chứng toàn thân chẳng hạn như: sốt, đau cơ, sụt cân hoặc có các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, suy giảm miễn dịch…
- Khám thần kinh ghi nhận dấu hiệu bất thường như lừ đừ, liệt mặt, yếu tay chân, nhìn đôi, đi không vững…
- Đau đầu khởi phát đột ngột, nặng, không có dấu hiệu báo trước.
- Đau tăng khi rặn, ho, sinh hoạt tình dục…
- Khởi phát ở người lớn tuổi cũng là một dấu hiệu cảnh báo, do vậy cần phải xác định rõ nguyên nhân trước khi điều trị.
- So với tính chất đau đầu trước đây của bệnh nhân, đau đầu hiện tại đã thay đổi về cường độ, tần số, đặc tính, các biểu hiện khác và đáp ứng kém với điều trị.
Những việc cần lưu ý
Không phải tất cả các loại đau đầu đều cần uống thuốc và đa số có thể đơn giản chữa bằng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hay các thuốc kháng viêm không steroid. Việc quan trọng đầu tiên là phải tìm được nguyên nhân đau đầu, đặc biệt là loại trừ được các tổn thương não.
Cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc giảm đau, đặc biệt các tác dụng phụ trên dạ dày, thận, gan ở người lớn tuổi. Đối với những trường hợp đau đầu nguyên phát thì không nên dùng thuốc giảm đau quá 2 ngày trong tuần, đặc biệt nếu dùng liên tục trên 3 tháng vì có thể gây ra tình trạng gọi là đau đầu do dùng thuốc quá nhiều. Tùy thuộc vào loại đau đầu nào mà bác sĩ sẽ cho dùng thuốc tương ứng.
Một số thuốc điều trị bệnh lý khác có thể gây đau đầu như: nhóm nitrates, một số thuốc dãn mạch như diltiazem, nifedipine, minoxidil hay một số nhóm thuốc khác. Do vậy phải báo với bác sĩ điều trị khi có dấu hiệu đau đầu để kịp điều chỉnh hoặc đổi thuốc nếu cần thiết.
Các điều trị khác như nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, lưu ý các tư thế của đầu cổ khi sinh hoạt.
Một số loại đau đầu có thể tăng do ăn uống như đau đầu migraine (đau nửa đầu), trong trường hợp này cần tránh rượu bia, bột ngọt, phô mai, sô cô la, nước chanh, thức ăn có nhiều mỡ…
Tóm lại, người lớn tuổi bị đau đầu nên đến khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh vì có thể có những nguyên nhân nguy hiểm chưa được nhận biết. Giảm căng thẳng, thay đổi thói quen ăn uống để tránh các nguy cơ dẫn đến đau đầu.
Theo Tuổi Trẻ Online

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Tại sao bị đau ở đầu sau khi uống cafe

- Không có nhận xét nào

Nhiều người chọn biện pháp uống cafe để khiến mình tỉnh táo, bởi chất cafein trong cafe sẽ kích thích não bộ hoạt động và khiến bạn làm việc năng xuất hơn. Mặc dù vậy, một số người lại xuất hiện chứng đầu bị đau sau khi uống cafe, để lý giải sâu hơn về nguyên nhân gây ra hiện tượng này thì bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời được tất cả.

Nguyên nhân gây đau đầu sau khi uống cafe?

Như chúng ta đã biết, trong cafe có chứa chất cafein đây là chất có công dụng kích thích não bộ và hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch hoạt động. Do vậy nhiều người khi sử dụng quá 4 ly cafe 1 ngày hay có dấu hiệu bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chân tay bị run, tim đập mạnh...

Chất cafein gây ức chế thần kinh trung ương, giúp chúng bị co thắt lại và lượng máu vận chuyển lên não bộ bị chậm lại do bị co hẹp mạch máu, lượng đường trong gan đưa vào trong máu thì lại bị tăng lên, khí quản mở rộng hơn bình năng.

Đặc biệt khi đói mà uống cafe vào thì ngay lập tức lượng đường trong máu bị xuống thấp, áp lực thần kinh bị tăng cao, có khả năng gây ngất xỉu cho bạn bất cứ khi nào. Nếu các người bị bệnh tim mạch mà sử dụng cafe khi đói cũng có điều kiện gây ra nguy cơ đột quỵ.

Làm thế nào để trị đầu bị đau sau khi uống cafe?

Để loại bỏ những cơn đau ở đầu sau khi uống cafe thì bạn cần phải thay đổi nếp của mình. Bởi cafe không phải là chất gây hại cho sức khỏe, nó vẫn có công dụng cực tốt là giúp phân hủy glucose trong thân thể, khiến chống oxy hóa và chống viêm, chắn sự phát triển của tế bào ung thư da. Nhưng nếu lạm dụng nó thì sẽ gây công dụng ngược trở lại, gây hại cho sức khỏe.

  • Hạn chế uống cafe nếu k thật sự cần thiết và phải uống khi ăn no.
  • Cafein vốn là chất gây nghiện nhưng là loại nhẹ nên các người có thói quen uống cafe nếu dứt ngay sẽ gây khó chịu, mệt mỏi, uể oải thiếu tập trung khi làm việc. Do vậy bạn cần phải bỏ cafe 1 cách từ từ, nên rút dần số lượng 3 ly cafe mỗi ngày xuống để tạo thói quen mới có tác dụng tốt cho sức khỏe của chính mình.
  • k nên dùng cafe quá đặc và sử dụng quá 4 ly cafe hàng ngày, bởi nếu tích tụ lượng lớn cafein trong cơ thể áp lực nội sọ tăng cao, sẽ giúp hệ thần kinh bị tổn thương và gây ra những cơn đau ở đầu cho bạn.

Ngoài tác nhân cafein gây đau vùng đầu sau khi uống cafe thì cũng có khả năng đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc những triệu chứng bệnh về huyết áp, tim mạch như: bị bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, bị thiếu máu não. Do vậy, nếu như bạn vẫn bị đau đầu kéo dài khi uống cafe thì bạn nên chóng vánh đi gặp bác sỹ để sớm phát hiện bệnh và có giải pháp chữa trị kịp thời.

Đầu bị đau sau xạ trị có nguy hiểm không?

- Không có nhận xét nào
Chào bác sĩ! Tôi là Nga, bố tôi năm nay 58 tuổi, bố tôi bị ung thư vòm họng và được chỉ định xạ trị để tiêu trừ khả thường phát triển của khối u gây ra. Bố tôi đã thực hành xạ trị xong được 2 tuần nhưng lại có dấu hiệu bị đau vùng đầu sau xạ trị, tôi thấy bố tôi nói đau rất dữ dội, bố tôi còn k ăn được nữa. Không biết đây có phải là công dụng phụ khi xạ trị hay không? Và hiện tượng này có gây nguy hiểm gì không? Mong bác sỹ sớm trả lời làm cho tôi, tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn,
Xin chào bạn Nga, như bạn đã gửi thông tin đến cho chúng tôi thì là do bố bạn đã xạ trị ung thư vòm họng và hiện nay có dấu hiệu bị đau vùng đầu thì có điều kiện là do tác dụng phụ sau xạ trị gây ra.
Bởi khi xạ trị ung thư là dùng tia X để tác động vào khối u và làm tiêu giảm kích thước, thậm chí hủy diệt các khối u. Mặc dù giải pháp này hiệu quả cực cao nhưng lại rất dễ gây ra nhiều công dụng phụ k mong muốn cho thân thể, trong đó có biểu hiện đầu bị đau như bố bạn Nga đang bị.
Khi diễn ra quá trình xạ trị sẽ giúp nội sọ bị tăng áp lực và gây nôn, đau nhức đầu cho bệnh nhân, lâu dần người mắc bệnh có thể bị mất ý chí, hành vi và bị thay đổi ý thức. Nguy hiểm hơn và gây công dụng phụ muộn đó là làm cho não bị hoại tử, những chất trắng bị tổn thương, tinh thần, trí tuệ bị sa sút. Người mắc bệnh có nguy cơ bị bệnh động kinh, co giật.
Do vậy khi người mắc bệnh có dấu hiệu biến chứng tại não bộ sau xạ trị, đặc biệt là xuất hiện hiện tượng đau tại đầu sau xạ trị thì bạn cần phải yêu cầu bác sĩ kiểm tra lại ngay sức khỏe cho bố bạn.
Ngoài ra nếu thấy bác có những dấu hiệu như sau thì bạn cần phải chóng vánh đưa bác đến bác sĩ để kịp thời có phương án hỗ trợ và chữa trị kịp thời:
  • Phát ban da, khô da, tóc rụng, da bong tróc vảy sau 4 – 5 tuần. Tác dụng phụ muộn là gây viêm loét da, teo da, xơ hóa da và phù khuu trú da sau xạ trị
  • Bị phù khu trú tại vùng mô mềm hoặc xương, có dấu hiệu bị hoạt tử mô mềm, xơ hóa vùng được chiếu xạ trực tiếp vào.
  • Xuất hiện những dấu hiệu không bình thường ở đầu cổ: sau khoảng 1 -2 tuần xạ trị nếu như xuất hiện cảm giác miệng khó cịu, bị niêm mạc bị viêm loét, bị chảy máu, đau miệng khó nuốt, bị giảm bớt sắc tố hồng trong khoang miệng, tình trạng này có điều kiện bị kéo dài và gây mạn tính.
  • Nếu không được phòng ngừa trước xạ và người bệnhkhông được nhổ chữa răng sâu, chải răng bằng kem có flour trong và sau xạ trị thì khó có thể ngăn ngừa được khả năng hoại tử xương hàm khi xạ trị.
  • Bị viêm vùng hầu, thực quản: khi xạ trị ung thư vòm họng do bị tác động trực tiếp tia xạ vào vùng họng nên rất dễ dàng gây viêm hầu, gây khó nuốt, bị đau khi nuốt, viêm thực quản. Hiện trạng này diễn ra mãn tính và ko được phát hiện và hỗ trợ chữa trị kịp thời sẽ gây viêm loét nặng và khó có khả năng trị khỏi hoàn toàn. Hơn nữa điều này cũng gây khó khăn nếu bệnh nhân phải xạ trị lần tiếp theo.
Như vậy, với hiện trạng bố bạn Nga đã xạ trị xong 2 tuần mà bác lại có dấu hiệu bị đau vùng đầu sau xạ trị thì bạn nên mau chóng báo lại với bác sỹ có chuyên môn – người trực tiếp làm xạ trị cho bác để có thể có phương án chữa trị kịp thời.

Tác hại của wifi gây đau đầu xử lý như thế nào

- 1 nhận xét
Bác sỹ cho tôi hỏi hôm trước con tôi có lắp mạng internet wifi tại gia cho tôi dùng để kết nối với tivi. Ngày đầu tôi dùng thì thấy ko sao, nhưng mấy hôm sau cứ đêm ngủ tôi lại thấy đau tại đầu dữ dội. Tôi thử tắt cái máy phát wifi thì lại ko thấy đau nhiều nữa. Không biết có phải do wifi gây đau vùng đầu hay tôi đang bị bệnh gì nữa? Mong bác sĩ trả lời sớm làm cho tôi. Tôi xin cảm ơn!
Nguyễn Thành, 50 tuổi, Quảng Nam.
Trả lời:
Xin cảm ơn bác Thành đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện tượng bác Thành bị đau tại đầu khi bật internet và phát sóng wifi cũng là biểu hiện hay gặp của nhiều người khi tiếp cận với wifi.
Bởi những tác hại của sóng wifi gây tác động rất lớn đến sức khỏe và não bộ của con người. Chi tiết đó là:
  • Sóng wifi có cường độ sóng điện từ cực cao, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tác động đến não bộ của con người, gây ra các hiện tượng mệt mỏi và chóng vánh tiêu hao thường lượng của con người.
  • Các bức xạ của sóng wifi đến não bộ là cực chóng và sớm. Theo những nghiên cứu và thí nghiệm khoa học chứng minh về bức xạ 4G đến não bộ của con người là làm giảm bớt quá trình hoạt động của não bộ. Do vậy khi về đêm khi não bộ thực hành quá trình tái tạo tế bào, hồi phục và giải độc cho cơ thể mà bị tiếp xúc với sóng wifi thì sẽ tác động nghiêm trọng đến thần kinh trung ương và những cơ quan nội tạng. Bệnh nhân sẽ cảm giác bị đau vùng đầu, khó ngủ, sáng dậy không tỉnh táo... Trường hợp này gặp nhiều tại những người mắc bệnh bị thần kinh yếu.
Với trường hợp của bác Thành, rất có điều kiện là do bác bị yếu thần kinh nên khi sóng wifi phát mạnh, ở vị trí tiếp cận lại gần giường bác nằm nên mới làm cho bác bị đau tại đầu dữ dội như vậy.
Cách xử lý wifi gây đau đầu?
Để xử lý hiện tượng sóng wifi gây đau ở đầu thì bác Thành có thể tham khảo các cách sau:
  • Đặt cục phát wifi cách xa giường ngủ 1, k nên đặt máy tính hoặc điện thoại, ipad lên đùi, tránh việc tiếp xúc sóng wifi trực tiếp đến thân thể.
  • Đặt wifi ở những góc vị trí trong nhà ít tiếp cận đến, bởi tường ko thể ngăn cản được sóng wifi, do vậy không nên đặt trong phòng ngủ hoặc phòng làm việc để hạn chế thân thể tiếp xúc với các bức xạ của wifi gây hại.
  • Tắt bộ phát wifi và chế độ kết nối wifi của những thiết bị di động.
  • Tắt điện thoại tại chế độ máy bay và né xa giường ngủ.
Việc kết nối wifi ngoài các tác dụng khiến truy cập mạng internet tốc độ nhanh và tiện lợi cho công việc thì nó cũng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực k kém. Trong đó khi phát song wifi gây đau tại đầu, hại sức khỏe và suy giảm đi thần kinh là các tác hại nhìn thấy ngay được. Do vậy bác Thành cần phải sử dụng wifi một cách an toàn và không gây hại cho sức khỏe bằng cách tham khảo các cách sử dụng wifi an toàn mà bài viết đã liệt kê bên trên nhé.

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Triệu chứng sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn là bệnh gì

- Không có nhận xét nào
Cách khắc phục hiện tượng sáng ngủ dậy bị chóng mặt
Chào bác sỹ. Tôi là Nam, dạo gần đây sáng ngủ dậy tôi luôn bị chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo đầu bị đau và buồn nôn, tôi cũng không dậy được ngay, nếu có bước xuống giường sẽ cảm thấy đầu choáng váng. Nên nhiều lúc tôi phải ngồi ở giường một lúc rồi mới đi lại được. Bác sĩ cho tôi hỏi hiện tượng của tôi là bị bệnh gì? Tôi xin cảm ơn bác sỹ.
Trả lời
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thư về cho chúng tôi. Vấn đề "sáng ngủ dậy bị nhanh mặt" của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:
Tóm tắt lại câu hỏi: bạn thường bị chóng mặt khi ngủ dậy, đôi khi kèm theo đau vùng đầu và buồn nôn, mặt # nếu như bước xuống giường và đi lại ngay sẽ cảm thấy choáng váng. Đây có điều kiện là chứng của việc tụt huyết áp, thiếu mãu não, hệ thị giác, hoặc cũng có thể chỉ là chóng mặt chứng. Để hiểu hơn về tính chất bệnh của mình, bạn có thể tham khảo ý kiến dưới đây:
Cách khắc phục hiện tượng sáng ngủ dậy bị chóng mặt
sáng ngủ dậy bị chóng mặt
Khi có biểu hiện chóng mặt, đau vùng đầu khi ngủ dậy bạn đừng vội đứng lên, hãy tiếp tục nằm nghỉ ngơi một lát cho máu dồn lên não. Đồng thời bạn cũng nên lưu tâm, trước khi bước xuống khỏi giường, bạn nên ngồi dậy một cách từ từ, hoạt động nhẹ tay chân trong vòng vài phút rồi mới ngồi dậy. hiện trạng ngủ dậy bị chóng mặt của bạn đôi khi bị nặng thêm nếu như đường huyết ko điều hòa, điều này xảy ra năng khi bạn vừa trải qua một giấc ngủ dài, thường xuyên lượng lúc này đã tiêu hao gần hết, do vậy, để khắc phục hiện trạng trên bạn nên không nên bỏ bữa sáng, cộng thêm việc ăn uống đầy đủ chất để có một ngày mới làm việc đầy hiệu quả.
Mách bạn bài thuốc chữa bệnh
Trước đây, nhiều người biết đến Đương quy như một vị thuốc giúp chữa trị bệnh thiếu mãu não và huyết áp thấp khá hiệu quả, giúp làm giảm những chứng chóng mặt, đau tại đầu, buồn nôn, nhất là những trường hợp như của bạn.
Hiện nay, với nền y học phát triển, người ta tìm ra trong Đương quy có nhiều chất rất tốt khiến cho việc ổn định hệ thần kinh, bạn thử tìm hiểu về bài thuốc này xem.
Chúc bạn sức khỏe và nhanh khỏi bệnh.
Từ khóa liên quan:
  • sáng ngủ dậy bị chóng mặt
  • sáng ngủ dậy bị chóng mặt buồn nôn
  • sáng ngủ dậy bị đau đầu chóng mặt

Chán ăn buồn nôn phải làm gì

- Không có nhận xét nào
Chán ăn buồn nôn là dấu hiệu cảnh báo thân thể đang có các bất ổn. Nếu để hiện trạng này kéo dài sẽ gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Cùng tìm hiểu chán ăn buồn nôn là bệnh gì qua các chia sẻ dưới đây:
chán ăn buồn nôn là bệnh gì

Nguyên nhân gây bệnh chán ăn buồn nôn

1. Do mắc các bệnh lý liên quan
Chán ăn buồn nôn có điều kiện do mắc phải một số bệnh lý như:
  • Bệnh về đường tiêu hóa: những bệnh như viêm đại tràng, tá tràng, viêm dạ dày, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa thức ăn,...
  • Người bị thiếu máu mãn tính: thân thể của bệnh nhân thiếu mãu lâu ngày thường xuyên có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, xanh xao, gầy gò,...
  • 2. Do bị stress thần kinh
    bệnh chán ăn buồn nôn
    Chán ăn buồn nôn là biểu hiện của stress hệ thần kinh, nguyên nhân gây stress thần kinh có điều kiện đến từ việc lao động, học tập,... Khi bệnh nhân bị căng thẳng, stress, lúc này cơ thể sẽ xuất hiện những phản ứng như chán ăn, buồn nôn, chóng mặt. Nếu để hiện trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược thân thể.
    Trường hợp chán ăn buồn nôn do những vấn đề về tâm lý, người bệnh nên tìm cách cân bằng lại cuộc sống. Nếu tâm lý tác động nặng nên tìm gặp bác sỹ tâm lý để có chỉ định hiệu quả nhất.
    3. Chán ăn buồn nôn do lạm dụng thuốc
    Việc lạm dụng thuốc chữa bệnh sẽ khiến bạn mắc phải tình trạng chán ăn và buồn nôn. Sử dụng thuốc Tây y trong chữa bệnh năng là con dao hai lưỡi mà bất cứ ai cũng cần phải đề phòng. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc Tây chữa bệnh còn để lại các biến triệu chứng nguy hiểm # liên quan đến dạ dày.

    Cách phòng tránh

    Ẳn thành nhiều bữa nhỏ: Việc ăn ít bữa nhưng ăn no sẽ khiến cho bạn dễ gặp phải cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Vì thế, học cách chia nhỏ các bữa ăn tỷ lệ thuận theo lượng thức ăn trong mỗi bữa sẽ hỗ trợ bộ máy tiêu hóa làm việc giản đơn, dễ và nhanh chóng hơn.
    Nếu trước đây bạn chỉ có lối sống ăn 3 bữa lớn thì để "gọi" cảm giác ngon miệng về bạn nên ăn thành 4 – 5 bữa nhỏ.
    Tập luyện: làm cho tiêu hao calo và hay lượng, tất yếu dễ dàng dẫn đến hệ lụy cần thu nạp bổ sung thường xuyên lượng cho thân thể. Đây cũng là cách để bạn ăn ngon miệng hơn và tìm lại cảm giác đói bụng, muốn ăn.
    cách phòng chống tình trạng chán ăn buồn nôn
    Bổ sung vitamin: vitamin cần thiết cho sự phát triển, phân chia của tế bào. Hơn nữa một số loại vitamin còn có vai trò kích thích và cải thiện vị giác như kẽm, vitamin B, vitamin A, và vitamin E. Hình thành lối sống thêm vào đa dạng những loại vitamin này vào trong chế độ ăn uống sẽ khiến bạn chóng vánh tìm lại được cảm giác ngon miệng.
    k khó để tìm thấy các loại vi chất thiết yếu này vì nó tồn đọng nhiều trong các loại thực phẩm thông thường như ngô, rau, trái cây, giá đỗ, thịt, cá….
    không uống nước khi ăn
    Không nên uống trước khi ăn: thói quen không tốt này sẽ khiến cho bạn có cảm giác "no giả" điều này đồng nghĩa rằng bạn ko còn hứng thú với các đồ ăn.
    Vậy nên đây cũng là một cách giảm cân của không ít người để hạn chế việc thu nạp đồ ăn vào trong cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu uống khoảng 2 ly nước trước bữa ăn sẽ khiến bạn giảm bớt được lượng cân nặng đáng kể so với những người không có thói quen này.
    Ưu tiên một số loại thực phẩm: Một số loại thực phẩm sẽ giúp bạn dễ dàng gỡ rối trong trường hợp này.
    Cam: Chứa nhiều vitamin C vì thế sẽ đem tới hiệu quả kích thích tiêu hóa nhanh chóng. Theo những chuyên gia thì hàng ngày uống một ly nước cam sẽ khiến cơ quan tiêu hóa làm việc nhanh chóng, hiệu quả hơn.
    ăn gừng
    Gừng: Là loại gia vị cay nóng, có khả năng kích thích tiêu hóa và điều tiết enzyme tiêu hóa. Vì thế một ly trà gừng ấm mỗi ngày hoặc thêm vào gừng vào những món ăn thường ngày sẽ làm cho bạn "gọi" cảm giác thèm ăn về.
    Táo: Chất pectin trong trái táo rất có lợi cho sức khỏe, hơn nữa nó cũng thúc đấy quá trình sản sinh pepsin – một loại enzyme tiêu hóa trong dạ dày. Thành ra hàng ngày ăn một trái táo để đẩy lùi bệnh tật là nguyên tắc vàng với sức khỏe.
    Chanh: Có chứa nhiều vitamin C và axit, chất chống oxy hóa trong chanh sẽ cải thiện hệ thống tiêu hóa bằng cách đào thải độc tố có trong gan và mật, thận. Đây chính là các nguyên nhân gây nên tìn trạng đầy bụng, khó tiêu và chán ăn.
    • chán ăn buồn nôn là bệnh gì
    • bệnh chán ăn buồn nôn

Đau tai và đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì

- Không có nhận xét nào
Chào bác sĩ. Tôi năm nay 35 tuổi, thời gian gần đây tôi luôn bị đau tai và đầu bị đau. Cảm giác cơn đau nhức cứ âm ỉ tại bên trong tai, đôi khi còn đau họng. Cơn đau của tôi thường chỉ thoáng qua trong vài phút là hết. Bác sỹ cho tôi hỏi hiện tượng đau tai và đau đầu của tôi là bị bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nếu được bác sĩ chỉ tôi cách trị với. Tôi xin cảm ơn bác sĩ.
Trả lời
Chào bạn, về hiện tượng "đau tai và đau đầu" bạn đang gặp phải chúng tôi xin được trả lời như sau:
Qua các gì bạn miêu tả trong câu hỏi, chúng tôi rất tiêc phải trả lời rằng nó không đủ thông tin để chúng tôi có điều kiện đưa ra kết luận xác thực cho tính chất của bạn. Bởi đầu bị đau và đau tai rất có khả năng là triệu chứng của nhiều bệnh, như: triệu chứng đau đầu một phía migraine, đau vùng đầu vận mạch, luôn cũng có thể là chứng viêm vòi ống tai. Thông hay, các trường hợp bị đau tai và đau tại đầu như của bạn đều xuât phát từ nguyên nhân tại tai. Do vậy, chúng tôi khuyên bạn nên đi khám sớm để các bác sỹ có điều kiện khám trực tiếp và xem kĩ vấn đề về tai của bạn, cần thiết thì bạn sẽ được đo nhĩ lượng và thính đố để xác định chính xác.
Dựa vào những chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ kết luận và liệt kê chỉ định có năng không nên thực hành những chẩn đoán chuyên sâu # để tìm ra hướng chữa bệnh.
Về trường hợp của bạn, hiện tại có điều kiện là k nguy hiểm, điều này chúng tôi dựa vào những yếu tố sau: bệnh đã có từ lâu, bệnh không tiến triển nặng theo thời gian, k xuất hiện kèm những triệu chứng nguy hiểm # như nôn ói, nhức đầu dữ dội.
Cuối cùng, để lánh bệnh phát triển phức tạp hơn gây tác động đến sức khỏe bạn vẫn nên đi khám sớm. Chúc bạn nhanh khỏi bệnh.
Từ khóa liên quan:
  • đau họng đau tai đau đầu
  • nhức tai đau đầu
  • đau tai đau đầu
  • đau tai và đau nửa đầu
  • đau tai đau nửa đầu
  • đau tai dẫn đến đau đầu
  • đau tai và đau đầu

Đánh bay cơn nhức đầu chỉ trong 3 phút

- Không có nhận xét nào
Không ai là chưa từng trải qua nhức đầu, đau đầu. Điều này sẽ khiến bạn luôn gắt gỏng, nhăn nhó vì khó chịu. Làm thế nào để đánh bay căn bệnh khó chịu này mà không phải uống thuốc?
Đau đầu là căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh đau đầu là căng thẳng, viêm xoang. Ngoài ra, đau đầu còn có thể do đau nửa đầu, nhức đầu chùm hoặc gặp các vấn đề về mắt. Một số hóa trị hoặc sinh học trị liệu cũng có thể gây đau đầu, ví dụ như do bệnh cúm hoặc kích ứng niêm mạc ở não bộ và cột sống hóa trị liệu được tiêm trực tiếp vào dịch não tủy.

Một cơn đau đầu thường gặp cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như chảy máu, viêm màng não, cao huyết áp. Đau đầu do căng thẳng thường chạy xung quanh đầu, có thể vùng đau nặng hơn ở phía trước hoặc phía sau đầu. Đau đầu do căng thẳng thường kéo dài không quá 3-4 giờ, đối với một vài trường hợp ngoại lệ thì thường kéo dài trong vài ngày.

Cách đánh bay cơn nhức đầu không cần dùng thuốc
Lifehealthandbeauty đưa tin, cách massage dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện lưu lượng máu trong đầu, đồng thời giảm căng thẳng mà không cần phải dùng tới kháng sinh. Tất cả những thứ bạn cần là một chiếc khăn tắm. Việc massage bằng cách đặt khăn tắm trên đầu sẽ giúp lưu thông máu trong đầu, từ đó giúp bạn giảm đau.
giảm đau đầu bằng khăn
Kéo khăn sang hai bên và lăn dài từ gáy xuống cổ là cách giảm đau được nhiều người áp dụng. (Ảnh: Lifehealthandbeauty)
Cách làm:

Lấy khăn sạch, cuộn chặt và vặn xoắn hình xoắn ốc. Đặt khăn vào phía sau đầu và giữ chặt 2 đầu khăn bằng 2 tay. Di chuyển khăn lên đầu, cổ, vai và không cần phải ấn quá mạnh. Thực hiện 3-5 phút, bạn sẽ thấy cơn đau nhức đầu giảm đáng kể. Nếu vẫn chưa hết đau, hãy nghỉ ngơi 10 phút, sau đó lặp lại cách massage này một lần nữa. Cách massage này giúp thư giãn vùng đầu, giảm nguy cơ chuột rút, giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn, thoải mái hơn.
Nếu bạn phải chịu những cơn đau đầu dữ dội, sau khi massage xong, bạn nên uống một tách trà bạc hà nóng sẽ giúp làm dịu cơn đau từ các mạch máu. Khăn nóng hoặc lạnh có tác dụng đánh tan cơn đau đầu nhanh hơn.
Nhiều người giảm đau nửa đầu bằng cách trị liệu nóng hoặc lạnh. Đây là cách giảm đau đặc biệt hữu ích đối với những người cố gắng không dùng thuốc theo toa, đặc biệt là trẻ em.

Chữa đau đầu bằng khăn tắm: Đông y nói gì?

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, Phòng khám Đông y Phúc Minh Đường), do khí huyết không đưa được lên não là nguyên nhân chính khiến máu không đủ cung cấp, không thể lưu thông lên khu vực này. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác khiến máu không thể lưu thông như thiếu máu, thoái hóa đốt sống cổ, hở van tim...

"Sử dụng khăn trong trường hợp này chính là một liệu pháp massage hai huyệt vị phong trì nằm sau gáy. Vì thế đây chính là một trong những giải pháp để chữa bệnh đau nhức đầu mà bạn không cần phải dùng đến thuốc kháng sinh rất hiệu quả", vị phó chủ tịch Hội Đông y khẳng định.

Tuy nhiên, theo vị lương y này, dùng khăn để chữa đau đầu không phải là giải pháp tốt nhất, thay vào đó, bạn sẽ làm bằng tay sẽ có tác dụng nhanh hơn.
chua dau dau bang khan
Lương y Bùi Hồng Minh khẳng định dùng khăn cọ sát sau gáy là cách giúp khí huyết lưu thông, chữa đau đầu. (Ảnh: TN)
"Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ ấn vào huyệt vị thái dương hoặc vuốt theo đường kinh đờm, huyệt phong trì. Hoặc ấn hai huyệt vị đầu mi mắt cũng có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Hoặc đơn giản là lấy chìa khóa cạo vùng bị đau, chiếc chìa khóa lúc này như dao cắt, cạo càng lâu càng nhanh khỏi đau đầu", ông Minh nói.

Còn việc uống trà bạc hà sau khi chữa đau đầu bằng khăn có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhanh hơn. Bạc hà có tính chất giúp giảm stress. Nhờ đặc tính này mà trà bạc hà cũng giúp bạn ngủ ngon hơn, nhất là về đêm. Thông qua công dụng giảm stress, trà bạc hà còn có mối quan hệ với việc tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, loại trà này còn có tính chất giảm đau nhờ đặc tính kháng viêm. Do đó, theo ông Minh, đây là một biện pháp hỗ trợ giảm đau đầu hiệu quả.

Tuy nhiên, vị lương y này khẳng định, cách chữa đau đầu bằng khăn hay dùng tay bấm huyệtvị, dùng chìa khóa... Chỉ là những biện pháp giảm đau tạm thời. Do đó, sau khi hết đau, cơn đau có thể tiếp tục ghé thăm bạn vào khoảng thời gian sau này.

Đây là biện pháp giảm đau nhanh, không cần uống thuốc, rất được khuyến khích đối với những người không muốn lạm dụng kháng sinh mà ai cũng có thể thực hiện. "Chiếc lược chải đầu mỗi ngày cũng chính là một cách lưu thông khí huyết. Dùng lược chải đầu mỗi sáng thức dậy không chỉ giúp tóc mượt mà hơn mà cũng chính là một cách giúp giảm đau đầu do lưu thông máu kém. Do đó, đừng coi nhẹ việc chải đầu mỗi sáng", ông Minh chia sẻ thêm.

Một số trường hợp không nên sử dụng cách chữa đau đầu như này vì sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi: đau đầu do có chấn thương ở vùng đầu, nhức đầu dữ dội và đột ngột, ngoài đau đầu xuất hiện thêm các triệu chứng khác như nôn mửa, rối loạn thị giác, cứng cổ, buồn ngủ, lú lẫn, đau đầu hơn khi ho hoặc cúi đầu xuống, phát ban, chân tay tê bì, không thể cử động, nhức đầu không đi được trong 3 ngày... Lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ có chuyên môn điều trị để nhanh chóng chấm dứt các cơn đau
Theo Afamily

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Làm gì khi cơ thể mệt mỏi giúp bạn khỏe mạnh hơn

- Không có nhận xét nào
Căng thẳng, mệt mỏi, stress là điều khó né khỏi trong cuộc hàng ngày. Vậy chúng ta nên làm gì để phòng chống, dưới đây là những lời khuyên giúp bạn biết khi cơ thể mệt mỏi nên làm gì. Cùng tìm hiểu.

1. Uống đủ nước

khi cơ thể mệt mỏi nên làm gì

Việc thiếu nước sẽ làm cho cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, mất nước sẽ làm giảm đi mức độ hoạt động của tim, giảm đi hiệu quả trong việc cung cấp oxy cho thân thể. Do vậy, chúng ta nên uống đủ lượng nươc cần thiết, vừa làm cho cơ thể khỏe mạnh vừa có làn da đẹp và trắng mịn.

2. Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

khi cơ thể mệt mỏi nên làm gì

Việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp tăng sức mạnh của thân thể, tăng độ dẻo giai mà giúp hệ thống tim hoạt động hiệu quả hơn. Nếu không quen, thời gian đầu bạn có điều kiện đi bộ, chạy bộ hoặc đạp xe nhẹ nhõm trong vòng 20 phút sau đó tăng dần. Việc này sẽ cải thiện sức khỏe của bạn một cách đáng kể.

3. Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể

khi cơ thể mệt mỏi nên làm gì

Sắt là chất rất cần thiết cho cơ thể, thiếu sắt thân thể sẽ trở nên chậm chạp, yếu ớt và khó tập trung hơn. Một phần là do lượng oxy cung cấp cho cơ thể không đủ để có điều kiện đi tới các tế bào và cơ bắp trên cơ thể.

Các thực phẩm chứa nhiều sắt mà bạn có điều kiện quan tâm đó là: thịt bò nạc, đậu phụ, những loại trứng, rau xanh màu đậm màu,....

4. Nên ăn sáng đầy đủ

làm gì khi cơ thể mệt mỏi

Bữa sáng là bữa quan yếu nhất trong ngày, việc nạp đủ hay lượng vào buổi sáng sẽ khiến thân thể khỏe mạnh tránh khỏi những mệt mỏi không đáng có.

5. Thay đổi lối sống, môi trường sống

làm gì khi cơ thể mệt mỏi

Một môi trường sống thoải mái, gọn gàng sẽ làm cho bạn làm việc thoải mái hiệu quả, đầu óc cũng được thư giãn từ đó tăng khả năng xử lý thông tin của não bộ.

6. Ko sử dụng chất kích thích như rượu, bia trước khi đi ngủ

làm gì khi cơ thể mệt mỏi

Sử dụng chất kích thích, đặc biệt là rượu bia gần lúc đi ngủ sẽ làm kích thích hệ thần kinh trung ương khiến bạn khó ngủ hơn. Mất ngủ sẽ làm thân thể mệt mỏi vào ngày hôm sau.

7. Hãy thư giãn, giải trí

làm gì khi cơ thể mệt mỏi

Với việc cả ngày bận rộn với công việc, bạn hãy dành ra khoảng thời gian cho bản thân như tắm, giải trí xem phim, nhạc, xông hơi, massage,... sẽ giúp cơ thể đỡ mệt mỏi hơn.

​Từ khóa liên quan:

  • làm gì khi cơ thể mệt mỏi
  • khi cơ thể mệt mỏi nên làm gì

Hỏi về tình trạng cậu nhỏ hay chào cờ vào mỗi buổi sáng

- Không có nhận xét nào
Tại sao cậu nhỏ của con trai hay chào cờ vào buổi sáng? Hiện tượng này là tốt hay xấu? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết này:
tại sao con trai chào cờ buổi sáng
Câu hỏi:
Chào bác sỹ. Cháu là sinh viên năm nhất, gần đây cháu không biết tại sao cậu nhỏ của cháu rất luôn chào cờ vào buổi sáng. Mặc dù cháu rất hạn chế xem những thứ liên quan đến khiêu dâm, cháu tập trung vào học, nhưng cậu nhỏ vẫn cứ cương cứng và chào cờ vào mỗi buổi sáng dậy. Bác sĩ cho cháu hỏi nguyên nhân do đâu mà cậu nhỏ chào cờ buổi sáng? Việc này là tốt hay không tốt thưa bác sĩ? Cháu phải làm gì để tình trạng trên chấm ngưng. Cháu xin cảm ơn bác sĩ.
Trả lời
Chào cháu,
Hiện tượng cậu nhỏ chào cờ vào mỗi buổi sáng sớm là điều bình thường ở mọi nam giới, bất cứ ai cũng có điều kiện gặp phải tình trạng này, tuy vậy hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở nhóm nam giới đang trong độ tuổi dậy thì và sẽ giảm thiểu dần khi lớn tuổi. "Chào cờ" không chỉ xảy ra khi sáng ngủ dậy, nó có thể xuất hiện ngay cả khi ngủ dậy buổi trưa.
cậu nhỏ chào cờ buổi sáng
Ngoài ra, cậu nhỏ chào cờ cũng có thể là nguyên nhân của sự dồn máu đột ngột. Bên cạnh đó, cậu nhỏ của nam giới có điều kiện cương cứng ko bới kích thích nào, đây là hiện tượng cương cứng tự phát. Nguyên nhân là do vào mỗi buổi sáng mức testosterone tại nam giới tăng lên cao nếu có một giấc ngủ chất lượng. Testosterone được cung cấp dồi dào vào ban đêm, từ khoảng 4 đến 6 giờ sáng
Cháu thân mến, tình trạng cậu nhỏ chào cờ buổi sáng là hiện tượng rất bình luôn do phản ứng của thân thể, cụ thể với hiện trạng của cháu ko cần điều trị.
Cháu ko nên không yên lòng quá. Chúc cháu sức khỏe!
  • chào cờ buổi sáng
  • cậu nhỏ chào cờ buổi sáng
  • tại sao con trai chào cờ buổi sáng
  • cậu nhỏ không chào cờ buổi sáng

9 chỗ nhạy cảm của đàn ông các nàng nên biết

- Không có nhận xét nào
Dưới đây là bài viết đưa ra các chỗ nhạy cảm nhất của đàn ông mà chị em nên biết, nếu khéo léo nắm bắt được các điểm nhạy cảm này của chàng sẽ giúp cuộc "yêu" trở nên rất tuyệt vời cho xem. Các chị em hãy nhớ lấy.
nghệ thuật kích thích đàn ông
Các điểm nhạy cảm của phái mạnh có thể chị em chưa biết
1. Bàn chân
điểm nhạy cảm của đàn ông khi yêu
Đàn ông rất thích được mát xa chân, lúc này cảm giác mỏi mệt sẽ biến mất và thay vào đó là cảm giác sung mãn hơn trong chuyện "yêu". Đây là chuyện bình năng, vì theo như từ xưa, việc mát xa gót chân được cho là cách kích tích tình dục rất tốt. Những nàng hãy thử xoa bóp chân cho người đàn ông của mình trước lúc đi ngủ, sẽ rất tuyệt vời cho xem.
2. Tai
điểm nhạy cảm của đàn ông khi yêu
Nam giới đặc biệt nhạy cảm với tai không # gì vùng đặc biệt. Bạn nên trao cho chàng những nụ hôn, các cái vuốt ve hoặc chỉ cần dùng ngón chỏ day thật sâu vùng thủy tai của chàng là đủ để đánh thức con thú bên trong họ.
3. Vùng đầu gối
những điểm nhạy cảm của phụ nữ
chắc rằng bạn nghĩ tại sao đầu gối lại liên quan, nhưng trên thực tiễn, các chàng khi được chạm vào vùng đầu gối sẽ thực sự thấy kích thích. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đàn ông đa số thích được hôn hoặc vuốt ve ở vùng kheo chân, tạo nên cảm giác hưng phấn rất cao.
4. Vùng rốn
chỗ nhạy cảm của đàn ông
Rốn là chỗ nhạy cảm của cả 2 giới không chỉ riêng đàn ông, việc bạn vuốt ve vùng bụng gần rốn của những chàng vừa làm cho cho máu lưu thông tốt và tăng cảm giác kích thích, từ đó làm cho cuộc "yêu" mạnh hơn và kéo dài thời gian "yêu" hơn.
5. Vùng bắp đùi
những chỗ nhạy cảm nhất của đàn ông
Bạn nên thử cách này: vuốt ve vùng đùi của chàng bằng cách trượt ngón tay dọc từ trên đùi xuống hay từ đùi trước ra phía sau, tay xoa nhẹ nhàng thành vòng tròng từ dưới lên phía trên, hoặc vòng ra phía trước, bạn sẽ được đền đáp bằng cuộc "yêu" không thể mãnh liệt hơn.
6. Mi mắt
điểm nhạy cảm của đàn ông khi yêu
những nàng hãy thử hôn hoặc vuốt ve mi mắt người đàn ông của mình thật nhẹ nhõm, đồng thời thì thầm vào tai họ các tiếng yêu thương ngọt ngào, bạn đang giúp chàng trai của mình tìm thấy khoái cảm đấy.
7. Vùng cổ
Cổ là vùng nhạy cảm của cả 2 giới, bạn hãy thử sử dụng một chiêc lông, ngón tay thường xuyên bất cứ thứ gì mềm mại để lướt nhẹ trên vùng cổ của chàng, người đàn ông của bạn sẽ bị kích thích tột cùng cho xem. Cộng với việc vuốt ve vùng tai nữa xem sao.
8. Vùng trán
các nụ hôn nhẹ nhõm lên vùng trán, dùng tay xoa bóp nhẹ nhõm cho chàng từ chân tóc tới trán sẽ khiến chàng trai của bạn có những kích thích mãnh tê liệt hơn rất nhiều.
9. Nghệ thuật kích thích đàn ông bằng giọng nói
chỗ nhạy cảm nhất của đàn ông
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thì thầm vào tai chàng những điều gợi cảm sẽ có sức công phá chẳng thua kém gì các loại thuốc tăng cường sinh lực.
Từ khóa liên quan
  • chỗ nhạy cảm của đàn ông
  • những chỗ nhạy cảm nhất của đàn ông
  • điểm nhạy cảm của đàn ông khi yêu
  • chỗ nhạy cảm nhất của đàn ông

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Các Tư thế ngủ tốt cho cơ thể chữa mọi loại bệnh

- Không có nhận xét nào
Giấc ngủ đảm bảo và chất lượng là khi nó đáp ứng được đủ về thời gian, ko gian, sự dễ chịu, ngủ sâu. Hẳn là mọi người cũng từng rơi vào tình trạng khó ngủ, mất ngủ, khó chịu khi ngủ bởi một cơn đau hoặc một căn bệnh nào đó gây nên. Vậy thì, hãy học ngay các tư thế ngủ kì diệu dưới đây. Nó sẽ đem tới cho bạn một giác ngủ ngon hơn, sâu hơn, ko các thế còn góp phần tăng hiệu quả điều trị căn bệnh của bạn nữa!

Nếu bạn là người đau lưng

Do bị đau lưng, cho nên chúng ta cần có một tư thế ngủ phù hợp và dễ chịu hơn. Hãy làm theo chỉ dẫn dưới đây!

- Đặt 1 cái gối mỏng dưới đầu gối.

- Thêm vào đó một cái khăn mỏng và êm cuộn lại và đặt dưới lưng.

Nếu bạn là người bị đau vai

Để giảm các cơn đau vai, bạn nên nằm theo tư thế nghiêng, hơi gập người. Đừng quên kê thêm một chiếc gối mềm tại phần vai để giảm thiểu áp lực tiếp xúc vào vai. Cuối cùng, gối đầu và đệm êm là điều không thể thiếu rồi.

Nếu bạn là người bị bệnh xoang

Người mắc bệnh xoang thường xuyên bị khó thở khi nằm xuống. Để giải quyết điều này, bạn nên nằm ngủ trên chiếc gối cao một chút hoặc kê một vài chiếc gối mỏng lên. Tư thế này sẽ đỡ cho đầu hơi nghiêng (thay vì nằm ngang), như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng thở hơn.

Nếu bạn là người đau đầu

Vị trí ngủ sai có thể làm cho cơn đau tại đầu thêm nặng nề. Vì thế, hãy chú ý đến tư thế ngủ nếu bạn đang bị đầu bị đau. Hãy cố gắng giữ cho đầu được cố định, tránh ngoẹo sang một bên thường nằm lệch. Nếu bạn ko thể kiểm soát điều đó, hãy đặt hai chiếc gối tại hai bên để giúp cố định vị trí. Những chiếc gối mềm này sẽ k làm ảnh hưởng đến sự thoải mái của bạn khi ngủ đâu.

Đau bụng do kinh nguyệt

Hầu hết những XX đều mắc phải tình trạng này và đây chính là mẹo vặt hữu ích dành cho bạn. Khi ngủ, hãy đặt một chiếc gối kê dưới đầu gối (nằm ngửa). Chân đẩy cao lên một chút sẽ làm giảm đi các cơn đau bụng và tăng sự thoải mái khi ngủ.

Những người bị huyết áp cao

Người huyết áp cao nên tuân theo các chỉ định của bác sỹ chữa trị. Nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy khó khăn để có một giấc ngủ sâu, hãy thử thay đổi tư thế ngủ: nằm sấp và đặt gối mềm kê dưới ngực. Tuy nhiên, đây là tư thế đổi thay để bạn cảm thấy dễ chịu hơn chứ đừng nằm ngủ như vậy suốt cả đêm đấy nhé!

Do các vấn đề về tiêu hóa

Nằm nghiêng sẽ làm cho bạn dễ dàng ngủ hơn, nếu vẫn chưa đủ thì có thể gập người một chút. Bên cạnh đó, đặt gối kê dưới bụng hoặc đắp chăn mỏng quanh bụng cũng sẽ đem lại cảm giác dễ chịu hơn đấy!

Nếu bạn là người bị đau cổ

Kê khăn mềm hoặc gối mềm dưới cổ là cách đơn giản nhất để tăng cường sự thoải mái và làm giảm bớt các cơn đau cổ trong lúc ngủ. Hãy nhớ là phải dùng gối hoặc khăn mềm nhé, nếu ko bạn sẽ gây phản công dụng đó!